— Dân số địa phương ít, mức tiêu thụ tại chỗ không cao.
Sau đây là vài con số về diện tích canh tác của từng tỉnh. Thời Pháp thuộc,
việc phân chia ranh giới các tỉnh không đồng đều, tỉnh thì quá lớn, tỉnh thì
quá nhỏ. Số lượng đất đai chỉ là chỉ dẫn, vì đất tốt xấu khác nhau.
Năm 1873 :
Chợ Lớn 37.340 mẫu (tỉnh Chợ Lớn gồm Cần Đước, Cần Giuộc là nơi sản
xuất lúa tốt và nhiều)
Mỹ Tho 34.238
Vĩnh Long 28.784
Gò Công 28.146 (Gò Công là tỉnh có diện tích tổng quát rất nhỏ nhưng
đứng hạng tư về đất canh tác, tức là vẫn còn giữ vị trí bực nhứt).
Năm 1900 :
Sóc Trăng 158.439 mẫu (đứng đầu Nam kỳ)
Cần Thơ 124.588
Trà Vinh 120.419
Mỹ Tho 91.748
Năm 1930 :
Rạch Giá 358.900 mẫu (đứng đầu Nam kỳ)
Bạc Liêu 330.030
Sóc Trăng 212.909
Cần Thơ 205.000
Long Xuyên 186.049 (đa số lúa sạ, gạo xấu)
Mỹ Tho 154.662 (dân đông đúc, một phần lúa sạ phía Đồng Tháp)
Trà Vinh 152.000
Theo P. Bernard, mấy tỉnh Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà
Vinh là vựa lúa thật sự của Nam kỳ để xuất cảng. Năm tỉnh nói trên gồm
966.000 mẫu ruộng, những năm bình thường cung cấp hơn phân nửa tổng
số lúa xuất cảng của Đông Dương. Các tỉnh ấy xuất cảng 986.000 tấn. Dân
số trong hiện tại (ở các tỉnh vừa kể, khoảng năm 1930) phỏng chừng
1.130.000 người, tính đổ đồng mỗi mẫu ruộng là 1,15 người và mỗi mẫu
ruộng xuất cảng được một tấn.
Theo bác sĩ Trần Như Lân thì buổi bình thường trước khi xảy ra kinh tế