khủng hoảng, Nam kỳ và Cao Miên mỗi năm xuất cảng 1.300.000 tấn gạo;
trong số này có 200.000 tấn gạo của vùng Battambang (Cao Miên) và
900.000 tấn của miền Hậu giang.
Nhiều tài liệu đề cập đến việc đào kinh xem là yếu tố quan trọng để vựa lúa
thành hình với các chi tiết kỹ thuật. Xin ghi lại vài nét chánh :
— Vùng Cần Thơ đào từ 1890 đến 1900 : kinh Trà ết, kinh Xà No, kinh
Long Mỹ, Bassac (gọi nôm na là kinh Lái Hiếu); từ 1900 — 1920 : kinh
Thốt Nốt qua Giồng Riềng, kinh Thới Lai, Ô Môn, Xuân Hòa, Phong
Điền, Cái Răng, Trà Lồng, kinh Cái Vồn...
— Vùng Sóc Trăng : đào từ 1890 — 1900 : kinh Bocquillon, kinh
Saintenoy...; từ 1900 — 1920 : kinh Phụng Hiệp, Sóc Trăng (1905), kinh
Maspéro (1911), kinh Cái Trầu (1914—1917), kinh Quan lộ, Nhu Gia
(1925), kinh Cái Trầu qua Chàng Ré (1917), kinh Nàng Rền (1911), kinh
Tiếp Nhựt (1911)...
Một phần lớn kinh do xáng đào từng chặn, sửa chữa nới rộng và vét tới vét
lui nhiều lần; một số kinh thì đào tay, bắt dân làm xâu. Tỉnh Rạch Giá
được ảnh hưởng tốt nhờ mấy con kinh đào từ Cần Thơ và Sóc Trăng ăn
qua.
Để nhiên cứu vựa lúa Hậu giang cũng là vựa lúa quan trọng của Nam kỳ và
Việt Nam, chúng tôi chọn ba tỉnh Rạch Giá, Bạc Liêu và Cần Thơ.
Rạch Giá và Bạc Liêu là hai tỉnh rất mới mà việc khai khẩn vẫn chưa hoàn
tất mãi đến khi người Pháp rời xứ Nam kỳ. Nghiên cứu hai tỉnh này, ta thấy
rõ việc làm của người Pháp và những nét đặc biệt của vùng đất rộng người
thưa mà vùng Tiền giang không có.
Tỉnh Cần Thơ điển hình cho sự sung túc của Hậu giang, nơi gọi là thủ đô
miền Tây, với nhiều đồn điền của Pháp. Một phần đất của Cần Thơ đã
được khai khẩn từ thời Minh Mạng, Tự Đức. Cần Thơ là nơi người Việt
chiếm đa số, phong tục thuần tục, nước ngọt, đất tốt, đường giao thông
thuận lợi về Sài Gòn, với vùng Ngả Bảy (Phụng Hiệp), một quận thành
hình nhờ việc đào kinh thời Pháp thuộc.