LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM - Trang 122

che kín chân trời. Muỗi mòng, rắn và vô số chim cò tha hồ nẩy nở.
Trước đời Gia Long, dân chúng đã chọn lựa vài gò cao lập được bảy xã
theo sông Cái Bé và chợ Rạch Giá (tổng Kiên Định), bốn xã theo sông Cái
Lớn (tổng Thanh Giang). Nhưng dân số người Miên và diện tích ruộng đất
do họ canh tác từ xưa vẫn đáng kể tuy không có con số chánh thức. ít ra họ
cũng dư khả năng tự túc về lúa gạo. ở Rạch Giá, người Miên đứng vào
hàng đầu (Rạch Giá : 80.000 người, Trà Vinh : 80.000, Sóc Trăng : 50.000,
Châu Đốc : 30.000, Bạch Liêu : 23.000).
Vĩnh Long mất, Hà Tiên lại mất, thực dân chiếm huyện Kiên Giang không
tốn một phát đạn. Viên tham biện đầu tiên là Luro. Paulin Vial đến Rạch
Giá thanh tra nhưng năm sau Nguyễn Trung Trực đánh một trận thần tình,
giết gần trọn người Pháp vừa lính vừa viên chức ở tỉnh lỵ này (16/6/1868).
Dạo ấy, Rạch Giá là hải cảng tấp nập, tàu buồm Hải Nam tới mua bán luân
lưu giữa khu vực Cao Miên (thương cảng Kampot), Xiêm (Vọng Các), Tân
Gia Ba và Nam Dương. Nhà cửa san sát ở hai bờ rạch sát vàm biển. Thoạt
tiên, hạt Rạch Giá bao gồm luôn trọn mũi Cà Mau, tức là huyện Kiên Giang
và huyện Long Xuyên thời Tự Đức. Sông rạch nhỏ chằng chịt, tháng nắng
dùng không được, chỉ thuận lợi cho ghe xuồng cỡ nhỏ. Nhiều con đường
mòn dành riêng cho dân địa phương sử dụng ở nơi đi bộ không được đi
xuồng không xong; đó là đường cộ, dùng cộ có trâu kéo (không bánh xe,
kiểu cộ trượt tuyết ở Bắc Ñu). Mãi đến năm 1879, vùng Rạch Giá còn
trong vòng thám hiểm của thực dân, bản đồ chưa được chính xác, nhiều
con rạch dân chúng sử dụng được nhưng chưa ghi, lại còn vị trí nhiều xóm
nhỏ ẩn lánh ở ngọn rạch của bọn người đốn củi lậu thuế hoặc ăn ong (lấy
sáp và mật). Bọn thợ rừng sử dụng những con đường quanh co để chở củi
lậu thuế. Việc cai trị ở thôn quê xa tỉnh lỵ chưa thành nền nếp. Theo báo
cáo của tham biện thì năm 1879, tỉnh này tuyệt nhiên chưa có địa bộ, tất cả
đất trong tỉnh đều được xem như là công điền. Hương chức làng kê khai
diện tích tổng quát, chịu thuế rồi gán ép lại cho dân. Vài người tự nhận là
chủ của phần đất đang canh tác, vì chính họ khai phá hoặc do cha mẹ để lại.
Trường hợp làng Vĩnh Lộc (vùng Ngan Dừa, còn gọi là Ngan Gừa) :
hương chức làng chịu thuế điền là 406 quan để rồi bắt buộc dân gồm đa số

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.