là Cao Miên phải đóng gấp đôi gấp ba. Hương chức cứ ở không mà hưởng,
đến độ dân địa phương phẫn nộ, đòi tản cư luôn qua Sóc Trăng nếu họ
không được phép lập một làng riêng.
Đầu năm 1880, tham biện chủ tỉnh làm tờ trình về tình hình thuế khóa và
dự án thâu như sau (Rạch Giá và Cà Mau) :
— Thuế điền ănm 1879 : 11.068 quan, tính trên tổng số đất ruộng và rẫy là
2.847 mẫu.
Dân đinh gồm người Việt và Cao Miên : 2744 người (2.010 Việt và 734
Miên).
Mấy giồng chung quanh chợ Rạch Giá trồng xoài, vì lâu năm nên hóa xoài
rừng. Người Huê kiều và người Minh Hương làm rẫy rau cải, đất ngoại ô
cũng như tại chợ đều không có bộ sổ chi cả.
Thuế kiểm lâm thất thâu, dân chúng lén đốn cây tràm trong rừng rồi theo
đường quanh nẻo tắt mà chở qua Sóc Trăng thay vì đi ngang qua trạm
kiểm soát.
Nguồn lợi lớn nhứt của ngân sách vẫn là thuế phong ngạn (đấu giá từng lô
rừng cho dân khai thác sáp, mật) : năm 1879 đã thâu : 29.546 quan (trong
khi thuế điền chỉ có 11.068 quan).
Nguồn lợi thứ yếu là đấu thầu sân chim : năm 1879 đã thâu : 25.000 quan.
Tóm lại, năm 1880, Rạch Giá không được chánh phủ Nam kỳ chú ý nhiều.
Riêng về sân chim thì các viên tỉnh trưởng xem như là “kỳ quan”. Tuy
nhiên, những nguồn lợi sáp mập cùng là sân chim giảm bớt trong những
năm sau, dân phá rừng lần hồi để bán cây. Cây tràm tuy không là danh mộc
nhưng làm cột nhà rất tốt, bán qua các tỉnh lân cận. Sân chim mỗi lần khai
thác là giết cả trăm ngàn con vừa lớn vừa nhỏ để lấy lông kết quạt.
Trong khi ấy ở một tỉnh xưa như tỉnh Sa Đéc (tức huyện Vĩnh An, tỉnh An
Giang đời Tự Đức, thuộc trấn Vĩnh Thanh đời Gia Long) dân số và bộ điền
đã khá rành mạch :
Chúng ta thử so sánh tạm.
Diện tích ruộng vườn và rẫy, trong bộ sổ của Pháp mới lập :
Rạch Giá 2.2847 mẫu
Sa Đéc 53.386