LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM - Trang 180

Sơn Nam

Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam

Chương 2 - 6

Những triệu chứng bất ổn

Việc khai thác đất đai ở Nam kỳ đem lại nguồn lợi đáng kể cho thực dân :
bán đất công thổ, thâu thêm thuế điền, thâu thuế xuất cảng lúa gạo, dân
tiêu thụ thêm hàng hóa nhập cảng.
Sau trận thế chiến thứ nhứt, địa vị người Pháp ở thuộc địa được củng cố
hơn. Nước Pháp thắng trận, các nước ở Đông Dương góp phần để giúp
mẫu quốc với con số khá cụ thể :
— Trong 1000 dân, đổ đồng có 5 người sang Pháp (cỡ 2 người làm lính
chiến, 2 người làm lính thợ).
— Tính đổ đồng, mỗi người dân ở Đông Dương gởi giúp sang Pháp là 2
cắc, trích trong quỹ của ngân sách Đông Dương còn dư lại.
— Năm 1916, quan toàn quyền Charles cho Pháp bằng tiền và bằng gạo trị
giá 3 triệu bạc.
— Gần hồi đình chiến, Đông Dương cho Pháp vay lối 30 triệu bạc.
— Tiền quyên trợ cho Pháp lối 600 triệu bạc.
Sau năm 1919, nền kinh tế Đông Dương thêm dồi dào nhờ chánh sách đầu
tư. Năm 1921, Pháp cho một tập đoàn tài phiệt (trong đó có Đông Dương
Ngân Hàng) thử nghiên cứu việc nối liền đường xe lửa từ Sài Gòn lên
Battambang (Batambang là tỉnh nhiều lúa gạo dư để xuất cảng) và đường
xe lửa nối liền từ Mỹ Tho đến Bạc Liêu nhưng chỉ là kế hoạch dở dang
trên giấy.
Mức sản xuất ở Nam kỳ từ năm 1920 đến 1927 trung bình trên hai triệu tấn
mỗi năm, cao nhứt là năm 1927 với 2.291.333 tấn. So với 1926 thì mùa
1927 ở các tỉnh miền Tây diện tích canh tác tăng thêm 72.440 mẫu (Vĩnh
Long, Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng,
Rạch Giá, Bạc Liêu). Các tỉnh còn lại của Nam kỳ chỉ tăng chừng 16.000
mẫu.
Mức gia tăng này đạt được nhờ sự thành công lớn của giống lúa sạ đem kết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.