LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM - Trang 62

trước đã trả được ít nhiều, còn kỳ dư là bất lực, hãy hoản cho họ một năm
để cho họ an cư sinh sống, chậm việc thúc bách đòi nợ họ”.
Mấy nét trên đây giúp soi sáng một khía cạnh quan trọng của việc lập ấp di
dân : các ông bá hộ đứng ra đỡ đầu đều thủ lợi quá đáng. Lời kêu gọi của
Nguyễn Tri Phương chắc ít được lưu ý. Nguyễn Tri Phương khuyên các chủ
điền (cũng là bá hộ, là chủ nợ) nên giảm địa tô. Điều này lại càng khó được
hưởng ứng vì luật pháp không hề quy định rõ rệt, cứ để cho người chủ đất
thao túng.
Năm Tự Đức thứ 13 (1860) là năm bi đát. Tháng giêng, quân sĩ Cao Miên
gây sự đánh vào An Giang và Hà Tiên, nhưng ta đuổi được (quân Cao
Miên qua chiếm vùng Thất Sơn). Tướng Nguyễn Tri Phương được phái
vào Nam để lo chiếm lại thành Sài Gòn, sau khi nguyên soái Pháp (Page)
đưa ra một dự thảo hòa ước rất ngặt nghèo cho ta.
Tổng đốc Vĩnh Long Trương Văn Uyển truyền cho dân dũng trong đồn
điền, trong ấp phải thao diễn tại tỉnh, các đồn ở trong làng canh phòng cẩn
mật, dân trong ấp phải chăm lo việc nông, các nhà phú hộ thì tích trữ lúa
thóc để bán cho nông dân hoặc cho vay, ai bán hết thì bị phạt nặng. Mặt
khác, phải ngừa gian thương chở lúa gạo bán ra vùng giặc. Đất không được
bỏ hoang, lúa phải tích trữ để dân khỏi bị khốn trong lúc “thanh hoàng bất
tiếp” (lúa bắt đầu chín, chưa gặt ăn được).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.