LỊCH SỬ NAM TIẾN CỦA DÂN TỘC VIỆT - Trang 22

Khi nước ta họ Nguyễn làm chúa ở phía nam, về đời Hiền vương năm

Mậu tuất, (1658) vua Chân-lạp là Nặc ong Chân

5

xâm phạm vào cõi. Quan

phó tướng doanh Trấn biên (Phú-an) là Nguyễn-phúc-Yến phụng mệnh đi
đánh, phá được quân Chân lạp ở thành Hưng phúc (nay là huyện Phúc-chính
tỉnh Biên-hoà) bắt Nặc ong Chân đem về nộp. Nguyễn vương tha cho Nặc
ong Chân, sai quan Binh bộ đưa về nước cho làm phiên thần, cứ hàng năm
phải vào triều cống. Năm Giáp dần (1674), Nặc ong Chân mất, Nặc ong Non
lên kế vị. Có người bề tôi là Ô đài làm phản, viện quân Tiêm về đánh. Non
phải chạy sang ta cầu cứu, vương sai quan thống binh là Nguyễn dương-
Lâm đi cứu. Ô đài phải chạy. Nặc thu xin hàng. Vương nghĩ Nặc-thu là đích
phái, bèn phong làm chính quốc-vương, ở thành Long áo, mà phong cho
Non làm nhị quốc vương, ở thành Sài gòn, vẫn phải cống hiến như cũ.

Năm Kỷ mùi niên hiệu Vĩnh trị thứ 4 đời Lê-Hy-tôn (1679) có quan

Tổng binh thành long môn nhà Minh tên là Dương-ngạn-Địch và quan
Tổng-binh ở Lôi liêm là Trần-thượng-Xuyên cử binh phản nhà Thanh để
mưu khôi phục lấy cơ nghiệp nhà Minh. Song thế không địch nổi, phải bỏ
thành mà chạy, đem hơn 200 chiếc thuyền chạy ra bể lánh nạn, vượt sang hải
phận nước Nam, sai người cầu cứu với Trịnh vương. Thuyền đậu hơn một
tháng, không thấy cứu binh, xẩy gặp cơn bão to chiến thuyền tan nát mỗi nơi
vài cái mà chìm đắm mất nhiều. Đến khi dứt cơn bão thu thuyền lại tra điểm
thì chỉ còn hơn 50 chiếc và hơn 300 quân mà thôi. Dương ngạn Địch thương
tâm khóc lóc, cất mắt trông ra bể thì chỉ thấy mặt nước mông mênh, sóng
bạc cuồn cuộn, không biết là về địa diện nào. Bấy giờ lương thực lại cạn,
quân sỹ phải cắt giày ăn cho đỡ đói, ngạn Địch trông thấy tình cảnh sầu khổ
làm vậy, bèn buông thuyền cho theo chiều gió mà đi, cũng liều sống chết với
ngọn sóng. Không còn tưởng nghĩ gì nữa. Xẩy một hôm thuyền giạt vào bãi
cát gần chân núi. Ngạn-Địch hỏi bọn thủ hạ xem đấy là địa phận nào, trong
thuyền có một người thủ hạ tên là Quách-tam-Kỳ nguyên năm trước đã từng
đến đó buôn bán, mới nói rằng : « Đây là hải phận An-nam ».

Ngạn-Địch hỏi : « Tướng sỹ, thành quách, mạnh yếu thế nào ? Ta thử

đem quân vào, mượn đất ở rồi cướp lấy thành trì, sau sẽ liệu kế khác, phỏng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.