LỊCH SỬ NAM TIẾN CỦA DÂN TỘC VIỆT - Trang 21

« Tôi làm vua vô đạo xin cho hổ lang ăn thịt tôi đi, hoặc bắt ốm đau mà chết
đi ». Ở một năm không việc gì thì lại về làm như cũ, trong nước gọi là
« Tinh-lê-mã-cáp-lạt » nghĩa là bực chí tôn chí thánh. Có một cái đầm cá
sấu, hễ khi nào có cái án nghi ngờ không quyết đoán xong thì cho hai bên
nguyên bị đều cỡi trâu đi bên đầm ấy để hễ bên nào bị cá sấu nhảy lên đớp
lấy ăn thịt thì cho tức là bên ấy trái. Hình pháp cũng có gôm cùm, lỗi nhỏ thì
đánh roi, tội đáng chết thì trói vào cây mà giết. Nếu tội ăn cướp hay giết
người thì cho voi quật chết. Tội gian dâm phải phạt con trâu. Dân vào núi
hoặc ra bể mà bị hổ hoặc cá sấu cắn thì vua sai quốc sư tụng câu thần chú và
thư phù thì cọp cá sấu nào ăn thịt phải đến chịu tội ngay. Tính cứng cỏi hay
đánh nhau. Nay những người Hời ở Bình-thuận những người Chàm ở Cao-
mên đều là di chủng người Chiêm thành cả.

Trên đây đã nói đến khi nước ta kiêm tính được toàn cảnh Chiêm-

thành ; nay lại nói việc chinh phục Chân-lạp. Xét nước Chân-lạp hoặc gọi là
Cao-mên, hoặc gọi là Cao-man, nguyên là thuộc quốc của nước Phù nam khi
xưa (Nước Bà lỵ ngày xưa cũng ở đất ấy. Sách Gia-định thông trí của cụ
Trịnh-hoài-Đức nói nước Bà lỵ nay tức là đất Bà-rịa). Về sau nước Phù-nam
suy nhược, vua Chân-lạp là Sái-lỵ (họ) Chất-đa-tư-na (tên) bèn kiêm tính
được cả nước Phù-nam. Trong năm Đại nghiệp nhà Tuỳ, Chân-lạp đã sai sứ
thông với Trung-quốc. Trong đời Thần long nhà Đường (705-706), nước
mới chia ra làm hai : ở phía bắc nhiều núi gọi là Lục-chân lạp, đất rộng 700
dậm, vua nước ấy gọi là Thả khuất ; ở phía nam gần bể nhiều đầm hồ sông
lạch gọi là Thuỷ chân lạp, đất rộng 800 dậm, vua nước ấy ở trong thành Bá-
la-đề-bat. Thời nhà Đường hai nước đều sang cống, đều được nước Tầu
phong vương. Đến thời nhà Tống, hai nước lại hợp làm một gọi là Chân-lạp.
Từ khi nước ta lập quốc, đến mãi năm Thuận-thiên thứ 3 (1012) đời vua Lý-
thái tổ, nước Chân-lạp mới vào cống, từ đó cứ ba năm lại một lần sai sứ đến.
Về sau Chân-lạp cùng với Chiêm-thành thường đến xâm phạm đất Nghệ-an,
nhưng nhiều lần bị quân ta đánh thua, từ đó không sang cống Tầu nữa. Đến
đời nhà Minh, vua Chân-lạp là Hốt-nhi-na-đa mới lại dâng đồ cống sang
Tầu. Đến thời Vĩnh lạc (Minh Thành tổ) lại thôi, vì nước Chiêm-thành xâm
nhiễu nghẽn đường cho nên không đi được.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.