ăn lễ cho hoãn hạn. Nghĩa vương được tin ấy, lại cách hết quyền chức của
Hữu-Hào. Không bao lâu thì Nghĩa vương mất nên việc kinh lý Cao-mên lại
đinh hoãn lại.
Năm Mậu-dần niên hiệu Chính hoà nhà Lê thứ 19 (1698) chúa Nguyễn
là Minh vương nhân năm ngoái (1697) đã thu cả được đất Chiêm-thành vào
bản đồ rồi, bấy giờ bèn sai Nguyễn-hữu-Kính làm Thống soái đem binh vào
kinh lược đất Cao-mên, lấy đất Đồng-nai Sài-gòn đặt làm phủ Gia-định, ở
Đồng-nai đặt ra huyện Phúc-long (nay là Biên-hoà) lập doanh Trấn biên, ở
Sài-gòn đặt ra huyện Tân-bình, (nay là Gia-định), lập doanh Phiên-trấn, đặt
đồn canh giữ, mở mang nghìn dậm, được hơn 4 vạn nóc nhà, lại chiêu mộ
những dân nghèo ở mạn ngoài vào đó, đặt thành xã thôn, khẩn ruộng phá
đất, lập ra sổ đinh điền, lại họp bao nhiêu người Tầu ở ngụ tại Trấn biên đặt
làm một xã Thanh-hoà, ngụ tại Phiên trấn đặt làm một xã Minh-hương, từ đó
các thương khách cũng thành dân đinh cả.
Tháng 8 năm Kỷ-mão (1699) Nặc-Thu lại làm phản, Minh vương sai
Nguyễn-hữu-Kính làm Thống-soái, Phạm-cẩm-Long làm Tham-mưu,
Nguyễn-hữu-Khánh làm tiên phong, hội hợp với tướng sĩ Long-môn đi đánh
Cao-mên. Nguyễn-hữu-Kính đem quân đến thẳng thành Nam vang
(Nompenh) phá tan quân Cao-mên, Nặc-Thu phải đến tại cửa quân xin hàng
Hữu-Kính rút quân về đóng ở gò Lao đôi, gặp khi mưa to gió lớn, gò sạt đổ
một mảng đất, tiếng ầm ầm như tiếng sấm. Đêm hôm ấy, Hữu-Kính chiêm
bao thấy một người mặt đỏ my trắng, tay cầm cái phủ việt nói rằng : « tướng
quân nên về trước cho mau kẻo ở mãi đây thì có điều bất lợi ». Khi tỉnh dậy,
nghe thấy trong mình khó ở nhưng vẫn cười nói như thường để yên bụng
quân sỹ. Sau mệt nặng quá phải rút quân về ; về đến Sầm khê thì mất, bấy
giờ ông 51 tuổi. Ông Nguyễn-hữu-Kính là con thứ hai ông Chiêu-võ-hầu
Nguyễn-hữu-Dật thủa nhỏ theo cha đi đánh giặc, trải quen việc hàng trận, trí
lược lại hơn người, nước ta mở đất Nam-kỳ, phần nhiều là nhờ ở công lao
ông ấy.
Tháng 7 năm Ất-dậu (1905) nước Cao-mên có nội loạn. Nguyên vua
Cao-mên là Nặc Thu, tuổi già, hai con là Nặc Thâm Nặc-Yêm vì tranh ngôi