Thực dân Pháp tái chiếm
Côn Đảo, lập lại nhà tù Côn Đảo
Ngày 18-4-1946, ba chiến hạm Pháp đã đổ bộ 2 đại đội bộ binh lên
chiếm lại Côn Đảo. Mờ sáng, khi nước thủy triều đang lên thì chiến hạm
Pháp bắn đại bác dọn đường. ít phút sau, tàu đổ bộ cập bãi Nhà Thờ. Bộ
binh Pháp, lính âu Phi và cả lính bản xứ kéo về thị trấn theo đội hình hành
quân. Tên tù gian Đoàn Công Thành đã kịp lẻn ra Sở Muối cung cấp tin tức
và dẫn đường cho lính Pháp chiếm đảo. Cuộc hành quân tái chiếm không
gặp trở ngại gì.
Sơn Vương tập trung dân chúng tại trụ sở để nghe ông đọc bản diễn văn
bàn giao chính quyền. Đại úy Gimbe (Gimbert), người chỉ huy cuộc hành
quân tái thiết không cần đến bài diễn văn ấy. Gimbe ra lệnh bắt giam Sơn
Vương và bốn trăm cựu tù thường phạm còn lại.
Gimbe trở thành Giám đốc quần đảo và Nhà tù Côn Đảo, tên chúa đảo
thứ 34 người Pháp. Gimbe có nhiệm vụ nhanh chóng khôi phục nhà tù Côn
Đảo để đưa số tù kháng chiến đang đầy ắp ở Khám Lớn Sài Gòn ra đảo.
Tính cấp bách của việc tái chiếm quần đảo, khôi phục nhà tù là một lý do
khiến cho người ta có thể hiểu được vì sao người Pháp lại phải dùng đến
hai đại đội bộ binh, dưới sự yểm trợ của không quân và pháo binh đặt trên
3 chiếc tàu chiến, cùng với một đơn vị xe bọc thép để tấn công một hòn đảo
không có lực lượng võ trang, không có lấy một khẩu súng trường và công
sự chiến đấu Trong khi đó thì quân Pháp đang phải căng mỏng trên khắp
các mặt trận ở đất liền.
Gimbe tiếp quản ngay được cơ ngơi đồ sộ của một nhà tù nổi tiếng ở
Đông Dương. Côn Đảo còn nguyên dáng dấp của một thị trấn tù với những
biệt thự tiện nghi cho quản ngục cùng với ba trại giam cỡ lớn và 30 sở tù
rải khắp đảo đã từng chứa đến hơn 5.000 tù trong những năm trước. Trong