điện văn số NR-26 gửi ủy viên cộng hoà Pháp tại Nam Kỳ, Gimbe đã mô tả
thực trạng Côn Đảo:
“Khi tôi đến, thì thấy tình trạng Côn Đảo rất khá quan. Nhà cửa còn
nguyên vẹn, phố xá sạch sẽ, nhà nào cũng còn đồ đạc, nhà máy điện vẫn
đang hoạt động. Bốn gác - dang quốc tịch Pháp còn ở lại với gia đình họ.
Bốn thủy thủ người đảo Madagascar đã ra đi, số người còn lại ở lại đều
khỏe mạnh. Họ không bị xử tệ quá đáng”.
Gimbe bắt tay vào việc củng cố lại nhà tù. Theo sau đội quân tái chiếm
có cả những gác dang Pháp từng ở Côn Đảo và Khám Lớn trước đây.
Những thấy chú (giám thị người Việt) có mặt ở Côn Đáo cũng được gọi ra
làm việc lại.
Sau hơn một tháng củng cố lại bộ máy nhà tù, Gimbe đã tiếp nhận
chuyến tù nhân kháng chiến đầu tiên, bị đày từ Khám Lớn Sài Gòn ra Côn
Đảo vào cuối tháng 5-1946, gồm hơn 300 người.
Từ năm 1946 đến 1950, Côn Đảo chỉ có một loại tù án. Phần lớn họ là
người tham gia kháng chiến bị thực dân Pháp bắt và đưa ra tòa án binh xét
xử. Tháng 4-1951, thực dân Pháp mới bắt đầu đưa tù binh ra Côn Đảo.
Phân biệt tù binh với tù án chỉ là sự phân biệt theo thủ đoạn cai trị của thực
dân Pháp. Thực chất, họ đều là những người kháng chiến. Trong số tù án
còn có tù án chính trị và tù án tư pháp (thường phạm), nhưng sự phân biệt
rõ rệt nhất, và cũng là sự phân hóa sâu sắc nhất trong nội bộ tù nhân giai
đoạn này là tù trung kiên và tù giam.
Tính đến ngày 31-12-1946, Nhà tù Côn Đảo có 784 tù nhân (Báo cáo
nguyệt kỳ số 774P ngày 8-2-1947). Mọi sinh hoạt trên đảo đều dựa vào sức
lao động của tù nhân, như việc sản xuất lương thực thực phẩm, công việc
điện nước cho đến công việc thư ký, kế toán tổng hợp, sửa chữa máy móc
các loại, sản xuất công cụ lao động, v.v... Đây là lối bóc lột tù nhân một
cách triệt để của thực dân Pháp, nhưng đồng thời cũng là một lợi thế khi
người tù ý thức được vị trí của họ.