LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 301

Trại tù binh

Những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bọn

thực dân vẫn xem Việt Nam như thuộc địa cũ, coi tất cả những người kháng
chiến là phiến loạn. Chúng ngang nhiên mở tòa án quân sự, xét xử những
người kháng chiến với “tội danh” phiến loạn, để rồi giết họ bằng hàng loạt
án tử hình hoặc giết dần mòn bằng các án cấm cố, khổ sai trong các nhà tù
khắc nghiệt.

Cho đến khi bị bại trận ở mặt trận Biên Giới (1950), thái độ của bọn thực

dân bắt đầu đổi khác. Hàng ngàn binh lính và sĩ quan Pháp bại trận bị bắt
làm tù binh, trong đó có cả quan tư, quan năm thực dân sừng sỏ như
Lepage, Charton, Beauíré Communal... Đã đến lúc bọn thực dân buộc phải
thú nhận rằng chúng đang đương đầu với một cuộc chiến tranh thật sự,
buộc phải tính đến việc lập lại trại tập trung tù chiến tranh và yêu cầu ta đối
xử với tù binh Pháp theo Công ước quốc tế.

Cao ủy Pháp ở Đông Dương đã quyết định thành lập Úy ban kiểm lựa

(Commision De Triage) tại các vùng chúng chiếm đóng để phân loại những
người bị bắt trong các trận càn quét thành tù binh PIM (Prisonies Interné
Militaire) và tù chiến tranh P.G (Prisonier de Guèrre). Những người bị bắt
tại trận, bị bắt khi đang chiến đấu hoặc có vũ khí thì được xếp ngay là tù
binh (PIM). Cao ủy Pháp thông qua bản “Chỉ thị về quy chế các tù binh”
quy định các đôi tượng sau đây cùng được coi là tù binh:

– Những người thuộc lực lượng dân quân kháng chiến, tham gia đắc lực

hoặc có khả năng tham gia kháng chiến.

– Những người hoạt động trong các tổ chức, đoàn thể có dính líu vào

phong trào kháng chiến.

– Những người có dính líu hoặc khả nghi vào những hoạt động được coi

là phiến loạn như tuyên truyền, giao lưu với Việt Minh (điều 2).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.