200 người, kết lập trại sách, tích trữ của báu như núi và những đồ bánh trái
hào soạn, bốn mặt đều đặt hỏa pháo phòng thủ.
Quam trấn thủ ở biên - trấn là Trương Phúc Phan, mộ 15 người nước Đồ
Bà mật khiến chúng trá hàng. Nhân khi ban đêm phóng lửa đốt cả trại sách
của chúng. Giết được ban nhất, ban nhì, bắt được ban năm, còn ban ba và
ban tư thì trốn thoát ra biển.
Trương Phúc Pham được tin bèn khiến binh thuyền ra đảo, tóm thâu
được cả đồ vàng lụa đem dâng nộp”
.
Lê Quý Đôn đã tra lại sổ ghi kết quả công việc của Thuyên Đức Hầu,
người trực tiếp chỉ huy đội Hoàng Sa những năm đó, từ năm 1702 đến
1709, cung cấp cho chúng ta những con số đáng chú ý :
– Năm Nhâm Ngọ, (1702, năm Len Kếtpun đến chiếm đóng Côn Đảo -
T.G), đội Hoàng Sa thu 1ượm được 30 thỏi bạc.
– Năm Ất Dậu, (1705, năm có cuộc nổi dậy đánh đuổi người Anh - T.G),
đội Hoàng Sa thu lượm được 126 thỏi bạc.
– Từ năm Kỷ Sửu đến năm Quý Tỵ, (1709- 1713), chỉ được mấy cân đồi
mồi và hải sâm, có lần họ chỉ thu lượm được mấy khối thiếc, mấy chiếc bát
đá và 2 khẩu súng đồng”
Như vậy cuộc nổi dậy của người Macátxa đêm 3-2-1705 là do chính
quyền nhà Nguyễn tổ chức và chỉ huy nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ xứ Đàng Trong. Kế hoạch diệt bọn hải phỉ An - Liệt được chuẩn bị
chu đáo: chúa Nguyễn khôn khéo cài người vào nội bộ địch, lợi dụng bọn
lính Macátxa đánh thuê đang bất mãn đối với bọn chủ người Anh để gây
nên cuộc binh biến, kết hợp với sự hỗ trợ từ bên ngoài. Sự việc được giải
quyết gọn lẹ , không gây rắc rối trong quan hệ bang giao vì đã có tù binh
trong tay, địch khó lòng chối cãi, trong một thời gian lâu dài về sau tránh
được sự nhòm ngó của một cường quốc hải quân hùng mạnh vào bậc nhất
thời đó .
Năm 1771, cuộc khởi nghĩa to lớn của nông dân Tây Sơn bùng nổ và
phát triển mau lẹ. Từ 1776 trở đi, quân Tây Sơn nhiều lần tấn công vào căn