cứ cửa chúa Nguyễn ở Gia Định. Tháng 3 năm 1782, thủy quân của
Nguyễn Ánh bị đại bại ở cứa Cần Giờ. Tháng 6 năm1783, thủy quân Tây
Sơn đánh Phú Quốc. Nguyễn Ánh trốn chạy sang đảo Côn Lôn, đem theo
hơn 100 gia đình thuộc hạ để sau này lập nên ba làng An Hải, An Hội và
Cỏ Ống xây dựng căn cứ, tính kế phục thù. Chiến thuyền Tây Sơn đuổi
theo nhưng sau đó, Nguyễn Ánh chạy thoát về Phú Quốc vì thuyền Tây
Sơn gặp bão.
Sau thất bại này, theo lời khuyên của giám mục Bá Đa Lộc, Nguyễn Ánh
đã chọn con đường cầu viện nước Pháp chống Tây Sơn để giành lại ngôi
báu. Bá Đa Lộc là Khâm sai tòa Thánh ở Gia Định từ 1765, đã giúp
Nguyễn Ánh khi bị Tây Sơn đánh đuổi vào đây, sự gắn bó giữa họ với nhau
đã là nguồn gốc cho việc Pháp can thiệp ngày càng sâu vào Việt Nam.
Tháng 12 năm 1784, Nguyễn Ánh dã giao ấn tín và hoàng tử Cảnh cho Bá
Đa Lộc sang Pháp cầu viện. Chủ trương phản động này đã bị chính Phi
Yến, người vợ trẻ của Nguyễn Ánh phản đối, nhưng Ánh không nghe và
đày bà lên hòn Côn Lôn Nhỏ cho đến chết. Hòn đảo từ đấy mang tên Hòn
Bà.
Ngày 28-11-1787, thay mặt Nguyễn Ánh, Bá Đa Lộc đã ký Hiệp ước
Vécxai (Versailles) với đại diện vua Pháp là Đờ Mông-môranh (De
Montmorin), theo đó thì Pháp hứa giúp Nguyễn ánh 4 tàu chiến, 1.200 lính,
200 pháo thủ, 250 lính người Phi . Để đổi lại, Nguyễn Ánh nhượng cho
Pháp chủ quyền ở Cửa Hàn (Đà Nẵng), cho Pháp được độc quyền thương
mại ở Nam Kỳ. Quần đảo Côn Lôn cũng bị nhượng cho Pháp (điều 3 và 5,
Hiệp ước Vécxai).
Từ tháng 2 đến hết tháng 12 năm 1787, khâm sứ của giáo hoàng Bá Đa
Lộc đã được yết kiến vua Lui XVI chính tay ông ta đã vạch ra mấy phương
án thực hiện cuộc xâm lược. Với quân số và vũ khí dự kiến, ông ta đã đưa
ra kế hoạch tác chiến đánh thẳng vào Quy Nhơn. Quân lính Pháp dưới sự
yểm trợ bằng hỏa lực pháo binh đặt trên các tàu chiến, sẽ đổ bộ lên Quy
Nhơn, nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh.