đài, 1 kỳ đài. Trong lần trùng tu năm Thiệu Trì thứ 2 ( 1842) đổi tên thành
Côn Lôn bảo (thành đất Côn Lôn) và đến khi giặc Pháp chiếm Côn Đảo tòa
thành vẫn còn.
Cuối thế kỷ thứ XVII và đầu thế kỷ thứ XVIII, tư bản Anh, Pháp đã bắt
đầu nhòm ngó các nước phương Đông. Nhiều lần các công ty Đông - Ấn
của Anh, Pháp cho người tới Côn Đảo điều tra, dò xét tình hình mọi mặt
với âm mưu xâm lược.
Tháng 11 năm 1686, Công ty Đông - Ấn của Pháp đã phái Vê rê (Véret)
tới điều tra lập cơ sở ở Côn Đảo.
Năm 1687, Uy liêm Đampiê (Williams Dampier) nhân viên Công ty
Đông - ấn của Anh đã tới vẽ bản đồ ở vịnh Tây - Nam Côn Đảo.
Năm 1702, đời chúa Nguyễn Phúc Chu, năm thứ 12, Công ty Đông - Ấn
của Anh ngang nhiên đổ quân lên Côn Đảo xây dựng pháo đài. Giám đốc
Công ty là Len Kếtpôn (Allen Catchpole) đích thân chỉ huy cuộc chiếm
đóng trái phép này. Ông ta đưa một số lính người Macátxa
tới xây dựng
một pháo đài lớn, ký hợp đồng với họ làm trong 3 năm. “Ở Côn Đảo họ bị
đau ốm lo buồn và chỉ muốn về quê nhà. Họ bí mật chuẩn bị một cuộc nổi
dậy. Đêm ngày 3-2-1705, một tiếng hú man rợ vang trong rừng thẳm.
Chính là những người lính hung hãn, da ngăm màu đồng hun đã vùng lên
tiêu diệt ban chủ người Anh (...). Chỉ có rất ít người chạy thoát như bác sĩ
Paodơ (Pould) và ông Xalômdn Lyôt (Salomon Ilyod) đang ở bên ngoài
pháo đài”
Nguyên nhân của cuộc nổi dậy này không phải chỉ ở chỗ người Macátxa
không chịu đựng nổi khí hậu và cuộc sống quá thiếu thốn trên đảo, cũng
không phải vì đã hết hạn hợp đồng mà bọn chủ người Anh không làm theo
lời hứa đưa trả họ về quê hương. Các tác giả Đại Nam nhất thống chí cho
biết:
“Đời vua Hiển Tông triều Nguyễn (1691 - 1725) vào năm Nhâm Ngọ
(1702) có thuyền An - Liệt của bọn hải phỉ vào đậu ở đảo Côn Lôn. Tù
trưởng là bọn Tô - Thích, Già - Thi chia người làm 5 ban và đảng lõa hơn