Đồng bào ở các cửa biển được chính quyền cách mạng thông báo trước
đã căng cờ, khẩu hiệu đón tù chính trị từ nhiều ngày. Canh còn cách bờ hơn
một cây số, ghe xuồng ở trong đất đã lao ra vây quanh đón anh em tù chính
trị. Nhiều đồng chí lả đi trên tay đồng bào. Các bà má và các chị phụ nữ
không ai cầm được nước mắt.
Đêm hôm ấy được tin từ Sài Gòn báo về, bọn Pháp phản động đã nổ
súng đánh phiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược lần thứ hai. Đồng chí
Phạm Hùng và một số đồng chí trong Đảo ủy vội lên xe về ngay Sóc Trăng
để gặp Xứ ủy nhận nhiệm vụ. Đồng chí Tôn Đức Thắng cùng hai người thợ
máy là Nguyễn Hùng Minh và Nguyễn Hồng Phước cũng lên canô về Cần
Thơ ngay trong đêm.
Theo đề nghị của Đảo ủy Côn Đảo, những đồng chí ở Nam Bộ được bố
trí trở về quê và được Xứ ủy giới thiệu với chính quyền địa phương để
tham gia công tác. Hàng trăm đồng chí quê ở miền Bắc dều tình nguyện ở
lại tham gia cuộc kháng chiến theo lời kêu gọi của Xứ ủy và ủy ban hành
chánh Nam Bộ.
Đồng chí Tôn Đức Thắng cũng nhận nhiệm vụ ngay, không kịp ghé thăm
người vợ yêu quý và hai người con gái lúc ấy đang ở cách Cần Thơ chỉ vài
chục cây số. Mười bảy năm ở tù, từng ngày từng giờ đấu tranh chống lại
cùm xiềng và đày ải đồng chí hiểu hơn hết giá trị của độc lập, tự do, cần
phải bảo vệ bằng “tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải” của
mình, như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập.
Tàu Phú Quốc trở ra đảo một chuyến nữa đón ngay các đồng chí còn ở
lại Côn Đảo. Do tình hình trong đất đang phức tạp, những người tù thường
phạm chưa được đón về, nhưng họ được coi như những công dân tự do
giống như những người công chức, ma tà trên hòn đảo này. Đồng chí
Nguyễn Văn Cừ, đại diện của Việt Minh ra lần này hướng dẫn những người
tù thường phạm và công chức, ma tà còn ở lại tổ chức chính quyền trên
đảo. lviặc dầu chính quyền mới còn nhiều hạn chế, ủy ban hành chánh Côn
Đảo đã được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu thay thế cho bộ
máy trị tù của thực dân Pháp trước đây.