liền. Đảo ủy còn lập một danh sách những đảng viên trung kiên, đã được
thử thách trong tù để giới thiệu với Đảng. Anh em thủy thủ tích cực tu sửa
thuyền buồm cho chắc chắn.
Rạng sáng 23-9-1945, tàu Phú Quốc cùng 25 chiếc ghe bầu đá nhổ neo
đưa 1.800 tù chính trị trở về đất liền. Chiếc canô mà anh em tù chính trị đã
chữa lại được mang tên Giải phóng, do chính tay người thợ máy Tôn Đức
Thắng lái đưa một số đồng chí trong Ban lãnh đạo trở về. Đảo ủy phân
công một đồng chí ở lại lãnh đạo những anh em tù còn chờ chuyến tàu sau.
Tháng 9 biển thường nổi giông, đoàn ghe lại bị một trận sóng to gió lớn
giữa biển như để thử thách cả đoàn thủy thủ và đoàn tù chính thức trên
đường trở về. Chiếc canh Giải phóng bị đánh văng mất một thùng dầu.
Toàn bộ danh sách Đảo ủy bố trí đưa về khoảng 2.300 người. Tàu Phú
Quốc chỉ chở được hơn 400, môi ghe chở được từ 40 đến 60 người, chiếc
canh chở 13 người. Còn lại khoảng 500 người, tàu Phú Quốc phải ra
chuyến nứa mới chở hết. và làm vỡ chiếc la bàn mà đồng chí Tôn Đức
Thắng tự chế. Sóng lớn nhồi lắc làm nước cặn trong đáy thùng dầu nổi lên,
khiến máy bị chết nhiều lần. Tổ thợ máy vừa lái canh vừa thay nhau xả cặn
nước trong máy và chăm sóc các đồng chí say sóng ói mửa. Từ khi vỡ la
bàn, đồng chí Tôn Đức Thắng không rời tay lái, nhằm bướng gió mà cắt
sóng trở về phía đất liền.
Chiều 23-9-1945, tàu Phú Quốc và những chuyến ghe đầu tiên đã cập
bến Đại Ngãi (Sóc Trăng) trong sự tiếp đón nồng nhiệt của Đảng bộ và
nhân dân địa phương. Chiếc canô Giải phóng sau nhiều lần trục trặc trên
biển đã được đồng chí Tôn Đức Thắng điều khiển chạy vào cửa biển Mỹ
Thanh. Bác Tôn là người cầm lái vĩ đại không phải chỉ trên chiếc canh này
mà trong suốt 15 năm trong ngục Côn Đảo. Bên cạnh Bác là hai chàng trai
trẻ Lê Văn Lương - Phạm Hùng đầu đội án ghém, gan góc và thông minh
khiến cả dám gác ngục Tây - ma tà đều kính nể, nhưng với đồng chí mình
thì rát đỗi thân thương. Lê Văn Lương nắm chặt tay Phạm Hùng, ngắm
nhìn gió biển lướt trên mái tóc bạc bồng bềnh của Bác Tôn trong bình minh
của Tự do - Độc lập.