Hômếchcơ đã công tâm điều tra và phúc trình về Cao ủy Pháp. Kết quả là
Tút tu được miễn tố.
Phần lớn số tù nhân bị bắt bừa bãi trong vụ âm mưu đã được giải toả về
các khám. Riêng 12 người bị khai là “Ban tham mưu” thì bị đưa về Khám 2
bổ sung vào kíp may quần áo tù, trong đó có cụ Tú Oanh, và các anh Tư Ba
Đào Lương Văn Thắng, Nguyễn Văn Đường, Trần Văn Lai, Trần Văn
Trung, Trần Văn Sứ, Tơ Mách, Tơ Tỷ... Hômếchcơ không coi những người
tù kháng chiến là phiến loạn như cách nghĩ chung của bọn thực dân xâm
lược bấy giờ và cũng không thích thú gì với chức vụ Giám đốc Côn Đảo.
Buộc phải nhận nhiệm vụ, ông làm theo chức phận với thái độ riêng của
mình. ông yêu cầu gác dang và các nhân viên dưới quyền làm đúng theo
quy chế.
Hômếchcơ còn trực tiếp xem xét tình hình các tù phán bị phạt xà lim và
hồ sơ án tiết của họ. Người nào quá yếu hoặc bị phạt lâu đều được giảm
bớt. ông chấn chỉnh lại chế độ điều trì ở bệnh xá. Các tù nhân khai bệnh
đều được khám và cho thuốc đúng bệnh. Bác sĩ Pốc (Po que) là người có
lương tâm. Pốc đã tận tụy chữa cho mấy chục tù nhân bị ghẻ lở đầy người
lúc đó. ông còn đế nghị tăng chế độ dinh dưỡng cho tù nhân, cho họ được
tắm biển mỗi tuần một lần.
Tù nhân được gửi thư, nhận thư, tiền, bưu kiện. Anh Phạm Gia, thư ký
chính ở Kho Bạc đã liên hệ được với anh ruột là Phạm Thiều và một người
bà con là Phạm Ngọc Thuần, hai vị đó đều là ủy viên ủy ban kháng chiến
hành chánh Nam Bộ. Nhờ đó, ủy ban đã gửi tin tức và tiếp tế được cho tù
nhân Côn Đảo qua những bưu kiện gửi cho Phạm Gia, Lưu Văn Lê, Trần
Duy Giang... Do vậy, đời sống và sức khỏe tù nhân sau vụ khủng bố đỡ
phần nào bi đát.
Linh mục Nguyễn Văn Mầu cũng là một đầu mối liên lạc và tiếp tế quan
trọng. Khi trực tiếp, khi gián tiếp ông nhận tin tức và tiền bạc, thực phẩm
thuốc men của ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ chuyển ra Côn
Đảo. Anh Nguyễn Ngọc Lân, thư ký Kho Bạc, và anh Quý giúp việc tại
Nhà Thờ đã chuyển về để phân phát cho các cơ sở. Cha Mầu cởi mở với cả