lại cũng chỉ cần có thế vì Pháp biết rõ lực lượng triều đình Huế ở hải đảo
không đáng kể mà quan lại của triều đình không có tinh thần chiến đấu,
nhiệm vụ cũng không mấy khó khăn. Bất ngờ đột nhập rồi chọn một chỗ
nào đó kéo lá cờ Pháp lên và làm một biên bản chiếm lãnh, yêu cầu chỉ có
thế. Cái mà Pháp lo ngại chính là sự phản kháng của một nước thực dân
khác kia.
10 giờ sáng ngày 28-11-1861, Lơpexơ (Lespès) đã cho tàu Noócdagaray
tới Vũng Đầm, kéo lá cờ Pháp rồi lập một số tờ biên bản về việc chiếm
lãnh với lời lẽ huênh hoang cua một tên xâm lược. Từ Sài Gòn, đô đốc
Bông đã báo cáo về Pháp và gởi kèm theo tờ biên bản.
Đúng như Bộ trưởng Hải quân Pháp lo ngại, phía Anh đã phản đối việc
làm không mấy vẻ vang này. Họ cho rằng việc tuyên bố chiếm lãnh Côn
Đảo không có giá trị pháp lý vì được thực hiện dưới danh nghĩa thi hành
Hiệp ước Vecxai, một hiệp ước chính người Pháp không thi hành. Cũng vì
vậy trong, trong hòa ước Nhâm Tuất ký ngày 5-6-1862, Pháp đã buộc phải
ghi thêm việc vua nước Nam phải nhường cho Pháp đảo Côn Lôn (điều 3
hiệp ước), nghĩa là vẫn phải hợp thức hóa hành động chiếm lãnh ngang
ngược này.
Sau khi chiếm Côn Đảo, Bông phái ngay thông báo hạm Mông giơ
(Moge) ra đảo làm công tác an dân và điều tra tình hình mọi mặt. Thái độ
của quan lại triều đinh là quy thuận và hợp tác với Pháp. Viên chánh bát
phẩm thư lại đem lá cờ Pháp treo ngay trên tư dinh ngày 14-1-1862 chiếc
tàu chở hàng Nievơrơ (Nièvre) chở một số nhân viên ra đảo thay thế cho
thông báo hạm Mông giơ. Họ có nhiệm vụ tìm vị trí dựng tạm Hải Đăng
Côn Đảo, chống chế nếu có nước nào phản kháng hành động xâm lược vừa
rồi. Quan trọng hơn nữa là việc chuẩn bị cơ sở đón nhận 50 tù nhân sắp gởi
ra.
Phêlích Rút xen (Félix Roussel), Quản đốc tương lai của Nhà tù Côn Đảo
được giao nhiệm vụ này. ông ta thăm dò đám quan lại và ngục tốt cũ của
triều Nguyễn còn đóng ở đây, báo cáo về Sài Gòn xin lập một đại đội lính