LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 22

bản xứ tuyển ngay trong số những người đó, đồng thời làm một số nhà tạm
bằng tranh tre nứa lá đủ sức chứa 200 tù, như Bông đã chỉ thị.

Ít lâu sau, tàu Êcô (Écho) chở 50 người tù ra đảo, đây là chuyến tù đầu

tiên tới Côn Đảo. Trên đảo lúc đó còn 119 người tù của triều đình Huế, có
một đơn vị ngục tốt gồm 80 người, và 4 thư lại dưới quyền điều khiển của
viên hải trấn (hàm bát phẩm thư lại). Tất cả đóng trong một tòa thành đất,
xung quanh có những nhà tranh nhỏ của gia đình những người tù cựu trào.

Cho tới lúc này, dân trên đảo và những người tù cũ cũng như đám ngục

tốt trên hải đảo vẫn chưa biểu lộ thái độ chống đối gì. Thông báo hạm
Noócdagaray lúc ấy do trung úy hải quân Sơvahê (Chevaher) chỉ huy cũng
vừa ghé qua đảo. Sơvaliê tỏ ra hài lòng về đơn vị ngục tốt người bản xứ
vừa được thành lập, cho đó là “một lực lượng chân chính có tinh thần cao”.

Ngày 1-2-1862, Bông quyết định thành lập nhà tù ở Côn Đảo, Saxơlu Lô

ba đã phê chuẩn. Khi nhận được báo cáo của Rút xen, Bông liền bổ sung
thêm một số điều khoản liên quan tời việc đãi ngộ đám nhân viên mới thu
dụng, cử Rút xen làm Quản đốc đầu tiên của nhà tù. Một thuyền chiến bằng
gỗ mới đóng mang tên Giô dép (Saint Joseph) trên đó có 12 lính do một
thiếu úy chỉ huy được đưa ra đảo làm nhiệm vụ “một trạm gác nổi” để bảo
đảm an ninh cho nhà tù vừa thành lập. Lực lượng tại chỗ của Pháp yếu hẳn
đi sau khi chiếc tàu Nievơrơ được lệnh rút.

Đã đến lúc người dân Côn Đảo tỏ rõ thái độ trước việc quân Pháp chiến

Côn Đảo, phản đối việc triều đình Huế đầu hàng, ký hòa ước Nhâm Tuất
cắt nhượng Côn Đảo và ba tỉnh miền Đông cho giặc.

Đêm 28-6-1862, tù nhân bắt đầu cuộc nổi dậy. Họ phá xiềng vào nhà tên

chúa ngục Rút xen. Binh lính và chỉ huy đơn vị người Việt vừa thành lập đã
liên kết với tù nhân để hành động. Viên đội chỉ huy đã đem súng trang bị
cho tù nhân. Họ đốt phá công sở, thiêu cháy nhà tù Côn Đảo. Một người tù
gốc Hoa phản bội, báo cho Rút xen biết nên Rút xen đã cùng với 3 thuộc hạ
người Pháp, 2 lính công binh và một thủy thủ chạy trốn trên chiếc pháo
thuyền Xanh Giô dép. Nghĩa quân làm chủ Côn Lôn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.