lớn xuất thân là những người thợ tham gia cách mạng. Anh Nguyễn Văn
Năm (Năm Mến) và anh Hai Nhị vốn là những người tù chính trị trước
1945, từng trải và thận trọng, biết cách đoàn kết, tập hợp anh em đã cùng
với Nguyễn Văn Giỏi, Trần Văn Minh tổ chức nhóm nghiên cứu Mácxít ở
Bản Chế.
Ban chấp hành tù nhân khu Bản Chế gồm 5 người, được hình thành từ
giữa năm 1947, đã tổ chức việc tăng gia cải thiện đời sống và xoá nạn mù
chữ cho anh em. Các anh Nguyễn Hoà Nhã, Vũ Đắc Bằng, Nguyễn Văn
Huệ, Triệu Lý, Lý Tiến Vinh... đã góp phần tích cực vào các hoạt động văn
nghệ, báo chí và bình dân học vụ trong thời gian sau đó. Tù nhân kháng
chiến ở các Sở Tồn, Sở Củi - chuồng bò, Sở rẫy An Hải, các kíp cắt cỏ, thợ
hồ, Nhà bếp, sở tẩy, lò vôi cũng cử ra đại diện trật tự rồi lần lượt bầu ra Ban
chấp hành để bảo vệ quyền lợi của tù nhân.
Chuyến lưu đày thứ 3 và các chuyến tiếp theo trong năm 1948, đã tăng
cường cả số lượng và chất lượng của tù nhân kháng chiến. Đây là lớp tù
nhân đã trưởng thành trong thời kỳ hoạt động và đấu tranh hết sức sôi nổi ở
Khám Lớn - Sài Gòn sau “cách mạng khám đường”. Nhiều người đã tham
gia Ban chấp hành tù nhân ở các khám, hoặc một số cương vị của Liên
đoàn tù nhân Khám Lớn, từng dự các lớp huấn luyện chính trị, quân sự
ngắn hạn do các anh Tưởng Dân Bảo, Phan Trọng Bình, Vũ Huy Xứng và
Huỳnh Tấn Phát tổ chức. Họ còn được bồi dưỡng những kinh nghiệm hoạt
động bình dân học vụ, làm báo, văn nghệ từ thực tiễn trong tù.
Phong trào bình dân học vụ phát triển sôi nổi ở Côn Đảo trong những
năm 1947-1948. Người học phần nhiều là tù thường phạm hoặc những
người xuất thân là nông dân, dân nghèo thành thị, phu phen thất học mới
tham gia kháng chiến. Người dạy có một số đã tham gia phong trào truyền
bá quốc ngữ ở Khám Lớn. Các anh Trần Nhật Quang ở Nhà Thương, Phạm
Gia, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Đống ở Khám 1, anh Nguyễn Văn Mẹo ở
Khám 3, Trần Văn Sứ, Nguyễn Văn Giỏi ở An Hải, Nguyễn Sáng, Lưu Văn
Lê, Võ Văn Nguy ở Chỉ Tồn... đã có nhiều đóng góp cho phong trào xoá
nạn mù chữ của tù nhân Côn Đảo. Anh Trần Nhật Quang từng bị tra tấn