Đông Dương cũng như ở Pháp, bọn thực dân không dám bắn tất cả những
tử tù mà chúng đã xử. Sau một thời gian nhất định, chúng giảm án một số
người và y án một số khác. 56 tử tù ra chuyến đầu tiên ngày 27-5-1946 bị
xử bắn tại Côn Đảo 10 người, trong đó có anh Bùi Hữu Khiêm, một người
chỉ huy ở mặt trận Phú Nhuận. 3 tử tù đã chết vì bệnh tật, vài người bị đưa
về hành quyết tại Sài Gòn, số còn lại được giảm án nhiều đợt, đến đầu năm
1947 thì hết. Hầm xay lúa lại “dành chỗ đón” những tử tù ra chuyến tiếp
theo từ giữa năm 1947.
Tháng 1947, khám tử hình có 17 tử tù. Hai anh Nguyễn Ngọc Sớm và
Nguyễn Đình Thâu đã tổ chức cho anh em kỷ niệm sinh nhật Bác. Những
tử tù bị còng chân, có độc bộ quần áo cộc trên người đã bàn đi tính lại với
nhau, làm sao lập được bàn thờ Tổ quốc, có cờ, có ảnh Bác và có khẩu hiệu
trang nghiêm. Hoàn cảnh bị giam giữ nghiêm ngặt chính là nơi thử thách
tình cảm, nghị lực và trí sáng tạo của con người. Cờ được làm bằng giấy, từ
hàng trăm mảnh giấy quấn thuốc lá nhỏ xíu dán lại. Nền cờ được quét bằng
thuốc đỏ rồi kẻ ngôi sao 5 cánh bằng thuốc ký ninh vàng.
Để có được lá cờ họ phải nhịn hút thuốc từ nhiều ngày để dành giấy, phải
có người khai bệnh xin thuốc và nhịn suất cháo loãng để làm hồ dán. Họ đã
dùng móng tay bấm lá bàng thành chữ, dùng gân lá ghép thành khẩu hiệu
“Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm” treo lên tường. Khó nhất là việc vẽ
hình Bác Hồ. Anh Nguyễn Văn Bẩy, một thanh niên khéo tay đã phác họa
chân dung Bác theo trí tưởng tượng của 17 tử tù. Đó là hình một ông cụ
dáng cao gầy, chòm râu dài, tóc bạc, trán cao, tai to, mắt sáng, gương mặt
toát lên vẻ thông minh và nhân hậu. Bức họa không thật giống, nhưng lại
thật đúng là hình ảnh Bác trong tim, trong óc những người tù thời ấy.
Rạng sáng 19-5-1947, 17 tù tử hình đứng dậy làm lễ kỷ niệm ngày sinh
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Anh Nguyễn Đình Thâu, nguyên là chi đội
trưởng chi đội 13, Tư lệnh mật trận tiền tuyến Gò Vấp - Gia Định (miền
Đông Nam Bộ) đã nói về tiểu sử sự nghiệp của Bác, sau đó mọi người quây
quần kể góp những mẩu chuyện mà họ biết về đời hoạt động và đạo đức tác
phong của Người. Mỗi đợt sinh hoạt chính trị như vậy, những người tử tù