tuyên bố đanh thép của Nguyễn Đình Chính trước toà án thực dân: “Tôi tin
đến lúc chết, nước Việt Nam sẽ độc lập”. Tù Côn Đảo gọi Khám tử hình là
Khám bất tử, gọi người tử tù là tù bất tử.
Cuối năm 1947, tù nhân các khám đều chuẩn bị chương trình văn nghệ
đón xuân Mậu Tý (1948). Ban kịch Sở rẫy An Hải dựng một vở kịch thơ
của Phan Văn Đã; Ban kịch Nhà bếp trình diễn vở Công chúa ngủ trong
rừng và kịch Hội sợ vợ do anh Lương Văn Thắng biên soạn và dàn dựng.
Kỹ sư Lưu Văn Lê đạo diễn dựng vở Thầy thuốc bất đắc dĩ cho Ban kịch tù
áo trắng. Anh Hoàng Hữu Kình làm ở Văn phòng Giám thị trướng đã khôn
khéo đề nghị với Giám đốc tổ chức một “đêm kịch mừng xuân mới”.
Bruylê đồng ý với điều kiện là chính y duyệt nội dung các vở diễn.
Giáp Tết âm lịch, một phái đoàn của chính phủ bù nhìn Nam Kỳ do Trần
Văn Ân, Bộ trưởng Thông tin cầm đầu ra thăm Côn Đảo. Cùng đi có Bộ
trưởng Tư pháp Nguyễn Khắc Vệ và thứ trưởng nội vụ Lê Tấn Nầm. Ân
đến thăm Bản Chế, Sở Củi, Trại tù binh Nhật, và các khám tù, gặp gỡ một
số tù nhân thuộc các đảng phái quốc gia, sau đó đề nghị ân xá cho vài
người (trong đó có cụ Võ Oanh). Nhân dịp ấy, Giám đốc Bruylê đã mời Ân
xem đêm kịch tù nhân, mưu toan leo cao trong nấc thang danh vọng.
Đêm diễn có vở kịch Trương giả học làm sang của Môlie, nhạc cảnh
Công chúa ngú trong rừng, kịch vui Hội sợ vợ do Lương Văn Thắng biên
soạn và song ca Tết độc lập do Nguyễn Sáng và anh Quang trình bày. Nhạc
cảnh Công chúa ngủ trong rừng dựa theo truyện cổ dân gian Pháp biểu diễn
thành công nhất, được khán giả trầm trồ khen ngợi.
Anh Quang trong vai công chúa đã trình diễn điệu valse đẹp mắt theo
nền nhạc bài Tiếng rừng do Nguyễn Ngọc Lân, Nguyễn Sáng và Lưu Phê
đồng ca. Trang phục diễn viên lộng lẫy, ánh sáng hài hoà làm cho bọn Pháp
hết sức thán phục. Vợ quan tư hải quân Mêniê nói rằng bà ta có cảm giác
như đang ngồi trong một rạp hát của thành phố Paris bên Pháp. Tên gác
dang Loadô tò mô đòi xem bằng được bộ y phục đúng mốt và đắt tiền của
diễn viên. Hắn hết sức ngạc nhiên khi tận mắt thấy váy áo lộng lẫy bằng