LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 223

động viên nhau giữ vừng khí tiết cách mạng, xứng đáng là người lính Cụ
Hồ, ngay cả khi đối diện trước cái chết.

Anh Nguyễn Hoài Cơ, đội viên Ban công tác I, người tử tù số G - 130 đã

nêu tấm gương đầy dũng khí. Lần ấy đổi còng, biết mình sẽ ra đi, anh đã
thức suốt đêm cùng bạn tử tù hát vang những bài ca cách mạng: Lên Đàng,
Cùng nhau đi hùng binh, Tiến quân ca, Chiến sĩ Việt Nam... Mờ sáng hôm
sau, khi gác ngục mở cứa, bọn lính Lê dương ập vào, anh siết chặt tay bạn
tù, chào vĩnh biệt và ung dung ra trường bắn.

Linh mục Nguyễn Văn Mầu kể lại, anh Cơ đã từ chối rửa tội. Anh chỉ

vào tốp lính Lê dương và tên chánh án có mặt tại trường bắn mà nói với
linh mục: Ông phải rửa tội cho những người này, chính họ mới có tội. Anh
từ chối bịt mắt, nhìn thẳng vào họng súng kẻ thù và dõng dạc hô:

– Hồ Chủ tịch muôn năm!
– Việt Nam độc lập muôn năm!

Giọng anh lúc ấy vẫn điềm đạm như ngày thường. Linh mục Nguyễn

Văn Mầu thường trầm trồ nói với tù nhân: “Người như ông Cơ anh hùng
lắm”.

Noi gương Nguyễn Hoài Cơ, những người tử tù đã biến cuộc hành hình

của địch thành một cuộc biểu dương khí phách của người cách mạng. Anh
Nguyễn Đình Chính, nguyên Trưởng ban Công tác I Sài Gòn - Gia Định bị
địch gọi về xứ bắn tại Sài Gòn. Trước khi về anh còn gửi lại bài thơ tràn
đầy lạc quan tặng các bạn tù:

“Độc lập đến rồi các bạn ơi.

Chung thân Xử tử chỉ trò chơi.
Giặc Tây sắp đến giờ tận số.
Ta hát quân ca trở lại đời”.

Khí phách anh hùng trước cái chết như Nguyễn Đình Chính, Nguyễn

Hoài Cơ đã trở thành bất tử. Tù nhân kháng chiến Côn Đảo noi gương các
anh về lòng tin tất thắng vào cách mạng và dũng khí trước kẻ thù, như lời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.