công xây dựng Liên đoàn tù nhân. Dũng khí đấu tranh và lời tuyên bố hùng
hồn của Lê Ngọc Hương trở thành biểu tượng của người tù kháng chiến, trở
thành bài học về nhân cách và khí tiết của người chiến sĩ cách mạng trong
ngục tù của thực dân Pháp. Phải đến hơn bốn năm sau, bọn chúa ngục mới
hiểu dược “lời cuối cùng” mà Lê Ngọc Hương tuyên bố năm ấy.
Đầu năm 1950, các thành viên của Ban chấp hành Liên đoàn tù nhân
Côn Đảo và Ban chấp hành Khám 6 (cũ) vẫn còn bị biệt giam ở xà lim.
Khám 6 bị khủng bố và phong tỏa chặt chẽ. Việc liên lạc giữa các khu với
cơ quan chỉ đạo hết sức khó khăn. Trong tình hình đó, các anh Nguyễn Văn
Năm, Hoàng Phúc, Vũ Ngọc Toàn ở khám Chỉ Tồn đã trao đổi với đại diện
tù nhân ở một số khám để thành lập Ban thường trực Hội đồng tù nhân Côn
Đảo để chỉ đạo phong trào1. Ban thường trực đặt Văn phòng tại Khám 5
Chỉ Tồn. Các anh Đỗ Văn Đích, Lê Đăng Tam, Lê Ngân, Trần Quốc Phiên
tham gia tích cực trong việc thông tin liên lạc, ấn loát, ra báo. Tờ báo Tiếng
Tù vẫn ra tại Khám 5 trong những ngày khủng bố ác liệt. Anh Năm Mền (bí
danh Thanh Mi) nhân danh Ban thường trực ra hiệu triệu kêu gọi toàn thể
tù nhân vừng vàng trước đợt khủng bố, siết chặt đội ngũ, kiên quyết chống
cúi đầu, đòi thả những người bị biệt giam ở xà lim, chống đánh đập vô lý.
Hưởng ứng chỉ thị của Đặc phái viên Liên đoàn và lời kêu gọi của Ban
Thường trực Hội đồng tù nhân, nhiều khám đã nhất loạt chống cúi đầu. Tù
nhân khu Nhà bếp, Sở tẩy tuyệt thực phản đối khủng bố. Tù nhân Khám 2
(thợ hồ) đã chống cúi đầu và chịu đòn cho đến khi cả khám bị đánh tả tơi,
gục ngã. Trong ngày làm khổ sai đẫm máu ấy, anh Tám Đỏ (tù tư pháp) đã
phẫn nộ đổ cả một Xô vôi lên đầu tên gác dang hung hãn Tômaxini
(Thomacini). Chủ sở Rờsẹc bắt anh về tra tấn, kẹp điện quay đến đứt một
tai làm anh bị điếc hẳn.
Sau ba ngày khủng bố ác liệt, hằng trăm tù nhân bị đổ máu, biếu dầu, tím
mặt, bầm mình mẩy, nhưng không ai khuất phục. Bọn gác dang vẫn bắt
điểm danh vẫn đánh đập nhưng lờ hẳn chuyện cúi đầu. Sự tàn bạo không
khuất phục được khí phách người tù.