tù một trận tơi tả. Anh Nguyễn Trí Tuệ, Chủ tịch Ban chấp hành tù nhân kíp
Lò Vôi và 8 người nữa bị chúng đánh bằng củ mây, báng súng vào bụng,
vào ngực vào đầu gối và mắt cá chân cho đến khi chết ngất, rồi phạt xà lim,
cho ăn cơm nhạt.
Tù nhân hai kíp Cắt Cỏ và Lò Vôi tiếp tục tuyệt thực, đình công, giữ
vững yêu sách đấu tranh và phản đối hình phạt vô lý. Ngày thứ 3, bọn gác
ngục đổ cả nước uống, nước tắm. Ban chấp hành tù nhân hai khu vận động
viên anh em kiên trì tranh đấu. Liên đoàn tù nhân đã chỉ thị cho các sở tù
khác, tuyệt thực và lãn công hưởng ứng. Nhiều sở tù đã gởi đơn phản đối
việc đánh đập dã man.
-------------------
1. Hơn một tháng sau, các thành viên trong Ban chấp hành Côn Đảo mãn
hạn phạt xà lim về Khám 6, Ban thường trực Hội đồng tù nhân mới tuyên
bố hết nhiệm vụ, trao quyền lãnh đạo lại cho Ban chấp hành.
Cuộc đấu tranh có chiều hướng phát triển thành một cuộc tổng đình công
bãi thực toàn đảo. Laphôt buộc phải nhượng bộ. Hắn tuyên bố chấp nhận
đuổi hai tên Vidan và Tômaxini về đất liền, hứa sẽ cấm gác ngục vô cớ
đánh đập tù nhân. Đợt đấu tranh này do yêu sách quá cao (đuổi gác ngục
khỏi Côn Đảo) nên hai kíp tù phải đổ khá nhiều xương máu. Nguyễn Trí
Tuệ sau khi bị phạt xà lim, phải vào cấm cố tại Khám 6.
Lời hứa của bọn thống trị chỉ cốt xoa dịu dư luận, khi thấy không thể đàn
áp được nữa. Thỉnh thoảng chúng lại khủng bố từng bộ phận tù nhân, giảm
dần những điều đã nhân nhượng. Trong khi áp dụng hàng loạt các biện
pháp cứng rắn, Laphốt cũng không quên những thủ đoạn lừa mị. Hắn nới
bớt chế độ khắt khe cho Khám 6 cấm cố như tăng giờ ra chơi, kéo dài giờ
ăn uống, tắm rửa.
Tù chính trị đã khéo lợi dụng tính thích oai quyền của Laphốt để giảm
bớt tình hình căng thẳng. Mỗi lần Laphôt đến, trật tự viên Khám 6 lại hô
“nghiêm” thật to và dài, tất cả tù nhân đứng dậy chào Giám đốc. Laphốt
đáp lễ bằng cách giơ tay chào đúng nghi thức nhà binh, sau đó dạo vài vòng