là trong những năm đại chiến thế giới lần thứ II, máy bay phe Đồng Minh
thường xuyên đánh phá tuyến giao thông trên biển nối liền Côn Đảo với Sài
Gòn khiến cho việc tiếp tế ra đảo bị khó khăn. Đứng đầu những sở lớn
thường là một giám thị người Pháp hoặc người có quốc tịch Pháp, dưới
quyền chúng là một số giám thị người Việt và cặp rằng (cai tù).
Để có thể hình dung cơ cấu nhân sự của những sở này, có thể lấy Sở rẫy
An Hải làm thí dụ .
Dưới đây là những sở chính của Nhà tù Côn Đảo:
Sở rẫy An Hải - An Hội: Sở này được thiết lập ở làng An Hải, một trong
ba làng cổ nhất ở Côn Đảo (An Hải, An Hội và Cỏ Ống). Theo con số năm
1936, ở đây cả thảy có 50 người, không kể chủ sở, bao gồm: 3 cặp rằng; 2
đầu bếp; 2 thường trực ban đêm; 4 phu quét đường; 4 phu đổ thùng; 2 phu
san, cào phân; một phu đánh xe bò; một người trồng rau; một người giữ
vườn chuối; một người loong toong (planton); một người bồi, 2 người giữ
vườn dừa; 25 người tạp dịch.
Sở rẫy An Hải - An Hội chuyên trồng dừa, mít, vú sữa, mãng cầu. Tù
khổ sai ở đây có thể tự cất chòi riêng để ở hàng ngày tập trung làm khổ
dịch dưới quyền của giám thị người Việt.
Sở đá : ở dưới chân Núi Chúa chuyên việc bắn mìn phá đá. Những khối
đá hoa cương dùng để ốp con đường phía trước thị trấn Côn Đảo, xây cầu
tàu Côn Đảo, xây móng nhà, tường nhà và các bức tường bao quanh các
banh... đều do sở này cung cấp.
Sở Tiêu: là nơi chuyên trồng hồ tiêu và những loại cây ăn quả như mít,
dứa. . . Tù nhân làm khổ sai ở đây thường bị chết nhiều vì sốt rét.
Sở Củi - Chuồng Bò: sở này có hai loại việc: chăn nuôi (bò, lợn) để cung
cấp thịt và sữa cho bọn cai ngục và và cung cấp 4 loại củi cho cả Côn Đảo
(củi nhà đèn, củi hầm than, củi hầm vôi, củi banh). Việc đốn củi vô cùng
nặng nhọc, dễ xảy ra chết người, tù nhân bị hành hạ như một bày súc vật.
Nhiều người tù tự chặt vào chân tay mình gây thương tật để khỏi bị làm
khổ sai ở sở này.