Sở kéo cây: không có sở cứ nhất định, tù nhân khổ sai phải khai thác gỗ
đóng bè chở về làm vật liệu xây dựng. Công việc nặng nhọc, tù dễ chết vì
tai nạn và do làm việc quá sức.
Sở Đất Dốc: chuyên trồng cây ăn quả và chăn nuôi gà vịt.
Sở Cỏ Ống: cách Banh I chừng 12km, là một sở trồng trọt lớn, có khi tập
trung đến 200 - 300 tù khổ sai để trồng lúa, dừa, rau cải, chuối, mít, dứa, đu
đủ. Từ nửa đêm tù nhân Sớ Cỏ ống đã phải đưa rau quả về thị trấn để tiếp
tế cho các viên chức và các công sở trên đảo. Cỏ Ống cũng nổi tiếng là nơi
nước độc, tù nhân bị bệnh, chết nhiều.
Sở Lò Vôi: chuyên nung san hô thành vôi cung cấp cho toàn đảo. Ở đây
có 4 đến 5 người tù trông coi việc đốt lò San hô do kíp san hô ở sở Chỉ Tồn
khai thác và cung cấp.
Sở Bông Hường: ở chân Núi Chúa, trồng cây ăn quả và các loại rau. Tù
án lưu (relégués) tập trung ở sở này.
Sở Hòa Ni: tù nhân khổ sai phải trồng thứ nghiệm cây vang (vamllier).
Sở Ông Đụng: ở sườn phía tây bắc của Núi Chúa, trồng khoai lang, thuốc
lá, khoai môn, bí đỏ, bí đao, cà và mướp.
Sở Muối: ở làng An Hội, làm muối cung cấp cho toàn đảo. Đây cũng là
nơi tập trung tù án lưu, có khi đến 600 người.
Sở Bản Chế: ở ngay trung tâm thị trấn Côn Đảo, gần nhà tên chúa ngục.
Xưa kia chuyên để làm nơi giam giữ tù, nhưng sau chuyển thành khu
xưởng thủ công, mỹ nghệ (làm đồi mồi, cẩn ốc...) do tù khổ sai có tay nghề
làm nộp cho nhà tù. Ở đây còn có xưởng cơ khí sửa chữa nhỏ và giếng
nước ngọt được bơm lên cung cấp cho các bếp, các sở.
Sở Lưới: ở ngay trước dinh Quản đốc, tù ở sở này phải đan lưới, đóng
ghe thuyền, đánh cá để cung cấp cá tươi cho viên chức các sở hành chánh
trên đảo. Theo quy chế năm 1889, sở này do một giám thị người Pháp đứng
đầu, dưới có một giám thị Ta-gan và ba giám thị người Việt trông coi. Số tù
làm việc ở đây có tới 60 - 70 người. Nhà tù được quyền đánh cá trong
phạm vi 3 hải lý quanh đảo. Việc đánh cá và tổ chức thuyền bè được tổ