quật quay cối xay từ 6 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Suốt ngày, lúc nào cũng
bụi mù mịt và nhiều người tù đã mờ mắt sau một năm ở đây.
Banh II: được xây dựng năm 1917 do thợ ở sở Tràng Tiền đưa ra xây. Từ
cổng vào, bên phải phía ngoài tường banh là Văn phòng xếp banh, bên trái
phía trong là khu xà lim Banh II gồm 14 xà lim chuyên nhốt những trọng
phạm; trong số đó có những người bị giặc kết án tử hình đợi ngày hành
quyết. Máy chém chở từ Khám Lớn (Sài Gòn) ra, đựng trong 4 cái hòm sơn
đen được lắp đặt ở trước bệnh xá Banh II. Banh II cũng có hai dãy khám
giam nhưng được xây dựng cao hơn, có cầu thang sắt chạy dọc suốt dãy để
bọn giám thị đi tuần. Cuối sân banh, đối diện với cổng vào là bệnh xá của
nhà tù. Banh II là nơi cấm cố tù chính trị.
Banh III: Banh này được khởi công xây vào năm 1928 gần trại cùi cũ,
cùng thời với dãy nhà ở của giám thị. Banh III lúc đầu là nơi tạm giam tù
nhân mới ở đất liền đưa ra đảo, họ bị nhốt ở đây 8 ngày, sau đó mới phân đi
các banh khác, hoặc là giam ở đây. Làm như vậy cốt để những tin tức do tù
từ đất liền đưa ra, sợ ảnh hưởng đến tù cũ . Sau này Banh III dùng làm nơi
giam những người tù chính trị được hệt vào hạng “nguy hiểm” và “bất trị”
vì can tội âm mưu phá rối trị an. Banh III có 3 dãy khám, chia thành 2 khu
tách biệt. Nhìn từ cổng chính vào, dãy bên trái và dãy bên phải, họp với
khu bếp cuối sân thành hình chừ U. Sau dãy khám bên phải, cách một bức
tường ngăn là khu biệt giam của Banh III.
Banh phụ của Banh III: Banh này xây năm 1941 để chứa tù bị bắt trong
cuộc khủng bố trắng sau khi chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, nhất là
sau Nam Kỳ khởi nghĩa. Đây là một trại nhỏ có hai dãy khám giam. .
Các sở tù
Từ khì thành lập đến trước ngày bị Nhật đảo chính (9-3-1945), bọn Pháp
đã lập ở Côn Đảo nhiều sở tù (còn gọi là những sở chuyên môn) để khai
thác sức lao động khổ sai của người tù trong việc canh tác đất đai, khai thác
tài nguyên rừng và biển ở hải đảo. Không những tù thường phạm mà khi
cần thiết Quản đốc nhà tù cũng đưa cả tù chính trị ra làm ở các sở, miễn là
họ có sức lao động, có tay nghề và được bọn cai ngục nhận xét là tốt. Nhất