II. Đơn viết bằng tiếng Việt, kèm một bản sao bằng tiếng Pháp và một bản
sao tiếng Anh. Lá đơn cùng với nhiều tài liệu tố cáo khác đã được trao cho
đại diện Ủy ban liên hợp quân sự 2 bên và Ủy ban quốc tế ngay khu làm
thủ tục trao trả tại Sầm Sơn (Thanh Hóa). Đoàn tù đã cởi hết quần áo nhà tù
Pháp, ném trả cho chúng rồi giương cao biểu ngữ, ảnh Bác, cờ đỏ sao vàng
bước lên đất liền trong sự chào đón của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
tỉnh Thanh Hóa.
------------------
1. Lê Minh Nghĩa - Ghi lại một số điểm về những ngày tham gia cuộc
đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam. Tài liệu lưu
trữ của Viện Lịch sử Đảng.
2. Hai bản tài liệu này còn được lưu giữ ở Ban quản lý khu di tích lịch sử
Côn Đào.
Ở Côn Đảo, sau khi tù binh xuống tàu, trong sở tù án có người lo ngại,
cho rằng lực lượng đấu tranh yếu đi, nhà tù dễ dàng đàn áp. Tù tư pháp thì
tuyệt vọng vì không có khả năng được giải quyết. Ngày 21-8-1954, tàu
Edinond Papin chở hàng tiếp tế đến Côn Đảo. Giám đốc đưa 70 lính và gần
hai chục gácdang vào Banh II bắt tù nhân đi dọn tàu. Tù nhân Sở Lưới kiên
quyết không đi. Địch bắn 18 quả lựu đạn cay, phun nước rồi xông vào đánh
đập dã man. Đánh nát hết roi mây, chúng khiêng cả thùng rượu chát (đựng
nước uống) quật lên đầu khối tù đang câu tay chịu đòn. Tất cả 68 tù nhân
Sở Lưới đều bị thương tích, 30 người bị thương nặng, 3 người bị nguy kịch
đến tính mạng.
Cũng trong cuộc đàn áp ấy, Khám 4 cũng bị bắn 4 trái lựu đạn cay. Khu
biệt lập bị đàn áp nặng vì có Tổng đại diện tù án ở đó, địch xem là Khu đầu
não chỉ đạo đấu tranh. Các khu ở Chỉ Tồn như hòang Sâm, Bắc Sơn, Lê
Duẩn cũng bị đàn áp nặng để cưỡng bức nhân công. Anh Trịnh Văn Hà đã
thảo 2 văn bản số 08-NC gửi ủy hội quốc tế và số 09-NC gửi Ủy ban liên
hợp Pháp - Việt tố cáo cuộc đàn áp dã man trên 7. Viên quan ba bác sĩ ở
đảo cũng xác nhận là có 40 người bị thương nặng phải đưa ra nhà thương
sau trận đàn áp.