Ngày 20-8-1954, thực dân Pháp đưa 512 tù binh quê ở Bắc Bộ và Trung
Bộ xuống tàu về trao trả tại đất liền. Đảo ủy và Ủy ban kháng chiến hành
chánh Côn Đảo đã giao cho đoàn tù binh 3 nhiệm vụ:
1. Trình bày về cuộc tranh đấu của tù nhân Côn Đảo với chính phủ, với
Ủy hội trung lập quốc tế để yêu cầu Bộ Tổng tư lệnh Pháp gấp rút giải
quyết.
2. Tố cáo những hành vi dã man của thống trị Côn Đảo để chặn đứng sự
tàn bạo của chúng.
3. Vận động ủng hộ cuộc đấu tranh tại Côn Đảo.
Trước khi rời đảo, đại diện đoàn tù đã đến viếng mộ Lê Hồng Phong, Võ
Thị Sáu, Nguyễn An Ninh và các liệt sĩ ở Nghĩa trang Hàng Dương. Đoàn
tù binh mang theo toàn bộ danh sách của tù án và những người còn ở lại,
chép thành nhiều bản làm cơ sở đòi chúng phải trao trả hết. Hai tài liệu Bản
án xâm lược Pháp và Tám năm tội ác của Pháp tại Côn Đảo cũng được in
bột thành nhiều bản đem về tố cáo2. Bí thư Đảo ủy Nguyễn Văn Thi về
chuyến ấy đã đem theo khóa mật mã để thông tin ra đảo qua buổi phát
thanh đọc chậm của Đài tiếng nói Việt Nam và Đài phát thanh Nam Bộ.
512 tù binh trên đường về được phiên chế thành một tiểu đoàn chiến đấu.
Tổ tham mưu quân sự vạch ngay một phương án cướp tàu bằng chiến thuật
tay không bắt địch của đội quân ngầm, trong trường hợp địch có âm mưu
thủ tiêu tù nhân. Tàu đến địa phận miền Trung vào ngày 22-8-1954. Một tù
nhân cao hứng treo ngay là cờ đỏ sao vàng phía lái tàu. Tàu tuần viễn
Vulcain số 656 của Pháp phát hiện ra cờ Việt Minh treo trên tầu Taurus nên
chúng đã dọa bắn đại bác nếu không dừng lại. Tên thuyền trưởng tàu
Taurus đã dừng tàu, hạ cờ, giam tất cả tù nhân xuống hầm tàu rồi mới tiếp
tục hải trình.
Ngay dưới hầm tàu, theo sự chỉ đạo của anh Hồng Vũ, Thường vụ Đảo
ủy, anh Vũ Hạnh đã thảo ngay một lá đơn gửi Ủy ban quốc tế và Ủy ban
liên hợp Pháp - Việt tố cáo sự đày ải đoàn tù trên đường về; yêu cầu Ủy ban
can thiệp thả ngay 81 tù binh còn bị giam ở Banh III và 1.659 tù án ở Banh