– Cam kết trao cho nhau danh sách toàn bộ tù binh và thường dân mỗi
bên giam giữ, chậm nhất là vào ngày 20-8-1954.
– Sau khi trao đổi danh sách, sẽ bắt đầu tiến hành trao trả.
Ngay hóm đó, Pháp thông báo cho ta biết, họ giam giữ 7.350 tù binh;
18.350 tù chính trị và tình nghi, 37.900 dân thường1. Con số này còn quá ít
so với thực tế, trong đó lại chưa nói tới số tù chính trị mà chúng giam ở
Côn Đảo và Chí Hòa.
Cũng trong ngày 14-8-1954, Pháp cho máy bay thả dù xuống Côn Đảo
12 hòm lương thực, thực phẩm và một hòm văn kiện liên quan đến việc lập
danh sách trao trả. Cho đến lúc ấy, Giám đốc Côn Đảo mới được biết nội
dung của danh từ “câu lưu dân sự” ghi trong mục b điều 21 của Hiệp định
là “tất cả những người đã tham gia bất cứ dưới hình thức nào vào cuộc đấu
tranh võ trang và chính trị giữa đôi bên, và vì thế mà đã bị bên này hay bên
kia bắt và giam giữ trong khi chiến tranh”. Giám đốc Côn Đảo phàn nàn
rằng văn bản Hội nghị không bàn gì đến tù tư pháp mà đại diện tù nhân lại
căn cứ vào Hội nghị đề đòi trao trả toàn bộ tù nhân (kể cả tù tư pháp).
Ngày 16-8-1954, Giám đốc trả lại sinh hoạt bình thường cho tù nhân sau
2 tuần phạt vô lý. Giám đốc cũng cho Sở Kho Bạc lập danh sách những
người từng bị câu lưu tại các trại P.G và PIM; những người bị xử tại các tòa
án Pháp, những người mà án tiết có dính dáng ít nhiều đến hoạt động của
kháng chiến. Trong khi lập danh sách, Giám đốc Côn Đảo vẫn không hiểu
ra thế nào là “câu lưu chính trị” (Internés politiques). Theo hắn, chỉ có
phạm nhân, tội phạm chính trị (Condamnés politiques). Sau nhiều lần điện
về Sài Gòn hỏi, danh sách mới được hòan thành.
Thời ăn cướp và kết án bậy của thực dân Pháp ở Việt Nam đã vĩnh viễn
qua đi. Nhân dân Việt Nam đã nói lời cuối cùng với chủ nghĩa thực dân
Pháp bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu bốn biến, bằng
Hiệp định Giơnevơ chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Giờ
đây, những người tù Côn Đảo cũng nói lời cuối cùng với chúng bằng cuộc
đấu tranh quy mô nhất trên toàn đảo để hủy bỏ những bản án phi pháp của
chúng.