vuốt lại nếp áo, hô to: “Hồ Chí Minh muôn năm” rồi từ từ nằm xuống,
nhắm mắt xuôi tay, không trăn trối thêm điều gì nữa.
Anh Nguyễn Hiền, đảng viên Đảng Đại Việt cũng chống ly khai từ ngày
đặt chân lên đảo. Nguyễn Hiền đã chịu chung cảnh lon nước, lưng cơm,
nằm nghiêng không lọt. Những người tù cộng sản dành cho anh một chỗ
nằm thoáng mát và khẩu phần ưu tiên về cơm ăn, nước uống, thuốc chữa
bệnh. Anh xúc động tâm sự: “Tôi không phải là. đảng viên cộng sản, quan
điểm lập trường khác các anh. Tôi có ly khai cũng không tội lỗi gì, nhưng
ngặt một nỗi là ly khai thì chúng bắt hô đả đảo Bác, đó là điều tôi không
thể nào làm được. Bác Hồ là người tiêu biểu nhất cho dân tộc Việt Nam cả
về đạo đức tác phong và lòng yêu nước. Bởi vậy tôi ở lại đây chiến đấu
cùng các anh, nếu cần sẽ chết cùng các anh”.
Chống ly khai cộng sản, chống chế độ Ngô Đình Diệm là lập trường hết
sức kiên quyết của anh. Trong con mắt của anh, Bác Hồ là một lãnh tụ vẹn
toàn, tài ba siêu việt, còn Ngô Đình Diệm chỉ là một kẻ sát nhân tàn bạo.
Anh hi sinh cuối năm 1957 trong vòng tay những người cộng sản. Phút hấp
hối, anh nói: ‘Bây giờ tôi đã hiểu cộng sản. Cộng sản là các anh”. Nói xong
anh hô: “Hồ Chí Minh muôn năm” rồi nhắm mắt, xuôi tay.
Tập hồ sơ “Tù nhân Côn Đảo với Bác Hồ” lưu tại Phòng lịch sử Đảng
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, ở Trại I có trên một ngàn quần chúng cách
mạng tham gia phong trào chống ly khai Đảng cộng sản. Nhiều người đã
chiến đấu rất kiên cường và hy sinh anh dũng. Ông Huỳnh Văn Mau tự Lẹ,
một tín đồ đạo Hòa Hảo ở Long Xuyên bị đánh chết trong một trận khủng
bố. Anh Dư Sanh, một tín đồ đạo Cao Đài ở Tây Ninh bị đánh đập đến lột
tròng mắt. Sau lần ấy anh bỏ ăn chay và cùng tập thể kiên quyết chiến đấu
đến cùng.
Mỗi lần địch khủng bố, thay vì niệm thần chú, anh hô khẩu hiệu “Hồ Chí
Minh muôn năm”. Đối với anh cũng như hàng trăm đồng bào các tôn giáo
tham gia cuộc đấu tranh chống ly khai thì tên tuổi Hồ Chí Minh cũng
thiêng liêng như một tín ngưỡng trẽn đời. Khát vọng giải phóng dân tộc,