LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 65

Pháp gọi cuộc khởi nghĩa ở Hòn Bảy Cạnh là “cuộc cách mạng ở Côn
Đảo”.

Sau cuộc khởi nghĩa 1883, chế độ nhà tù được siết chặt hơn. Theo quy

chế mới ban hành năm 1889, bọn giám ngục Pháp được quyền bắn vào tù
nhân khi thấy cần thiết; việc quản lý tàu thuyền trên đảo càng thêm chặt
chẽ; hình phạt đối với tù nhân nặng thêm; khu kỷ luật Banh I hình thành...
nhưng vẫn không dập tắt được ý chí đấu tranh củ những người yêu nước.

Ngày 17-6-1890, gần 400 người tù gốc Bắc Kỳ đã nổi dậy giết gác ngục,

cướp súng, dự định đóng bè vượt đảo. Quản đốc Rơn (Ren) điều lính đến
đàn áp, bắn chết mấy chục ngươi và bắt lại gần hết. Do thiếu tổ chức chặt
chẽ, cuộc nổi dậy bị dập tắt nhanh chóng. Hai ngày sau, ngày 19-6-1890,
một tù nhân tên là Ca định tổ chức cướp tàu Gi.B.Xay vừa từ Thái Lan
sang, nhưng việc bị lộ không thành.

Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Pháp cần nhiều công nhân

để khai thác thuộc địa, chúng chủ trương đưa tù Côn Đảo đi các nơi, như
đảo Rêuyniông còn gọi là đảo Buốcbông (Bourbon), Gabông (Gabon),
Tahiti (Tahiti), Numê a (Noumé a) và Guyan (Guyane). Năm 1892, Toàn
quyền Lanétxăng (De Lanessan) lệnh cho Quản đốc Nhà tù Côn Đảo phải
đưa 200 tù ra làm con đường chiến lược số 4 ở thượng du Bắc Kỳ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.