vào lúc hiểm nghèo, tên anh đã trở thành một ngọn cờ của tù nhân chính trị
toàn đảo.
Đó là thứ “Vàng trong lửa”, đó là đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách
mạng, cua nhân cách Việt Nam, của khí tiết cộng sản.
Mong rằng các vị anh hùng ở nhà tù Côn Đảo được ca tụng xứng đáng
nhất bằng những tập sách gối đầu giường cho thanh niên, được biểu dương
xứng đáng nhất bằng những pho tượng đặt ở quê hương và ở các nhà
trường.
Mong rằng các sự tích ở Côn Lôn, từ thuở Pháp biến nó thành nơi lưu
đày tù chính trị cho đến thời 1955-1975, được ghi tạc chẳng những bằng
tượng, bằng tranh vẽ và tranh điêu khắc mà còn được phổ biến rộng rãi
bằng những cuốn phim. Tất cả những công việc đó của nhà làm lịch sử và
làm văn nghệ đều nhằm để lại cho các thế hệ những tấm gương sáng ngời
của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.
Sau hết, tôi như là một thầy giáo có nghiên cứu lịch sử xin hoan nghênh
các tác giả Lịch sử Nhà tù Côn Đảo đã có công sưu tầm tư liệu, “nói có
sách, mách có chứng”, đã chú ý đến việc hết sức cần thiết là gặp từng cựu
tù quan trọng nào có thể gặp được, chép từng bản lý lịch, ghi từng chuyện
kể; bằng cách đó, tác giả lưu giữ, tập hợp được một số lượng lớn tư liệu
cho bản thân mình, còn viết nhiều về Côn Đảo, có thể là viết cả đời những
ai là bạn đồng hành, văn nhân hay nghệ sĩ, trong sự nghiệp tái hiện cái địa
ngục trần gian - “ngục Côn Đảo”.
Giáo sư Sử học
TRẦN VĂN GIÀU