LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 9

Mở Đầu:

VÀI NÉT VỀ ĐỊA LÝ VÀ

LỊCH SỬ QUẦN ĐẢO CÔN LÔN

Thiên nhiên Côn Đảo
Côn Lôn là một trong những quần đảo tiền tiêu của nước ta, “nguy nga

đứng trấn giữa biển Đông” (Đại Nam nhất thông chí), bao gồm 16 hòn đảo
lớn nhỏ, với tổng diện tích là 76,71km2, trải ra trên một vùng biển có tọa
độ địa lý từ 106°3’ đến 106°45’ kinh độ đông; từ 8°34’ đến 8°49’ vĩ độ
bắc

(1)

, cùng một kinh độ với Thành phố Hồ Chí Minh và cùng một vĩ độ

với thị trấn Năm Căn (Cà Mau).

Đường biển từ Côn Lôn đến Vũng Tàu dài 179 km, đến Thành phố Hồ

Chí Minh 230 km, đến cửa sông Hậu 83 km, đến thành phố Cần Thơ 165
km.

Sử sách nước ta xưa nay gọi hòn đảo lớn nhất là đảo Côn Lôn (gọi tắt là

Côn Đảo), cả quần đảo này cũng được gọi chung bằng địa danh ấy - quần
đảo Côn Lôn. Người ta cũng thường gặp những biến dạng gần gũi của tên
gọi đó như: Côn Lôn Sơn, Côn Sơn, Côn Nôn.

Từ ngày thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo (30-5-1979), Côn Đảo

là địa danh chính thức của hòn đảo lớn nhất cũng như của cả quần đảo.

Đảo Côn Lôn là một hòn đảo lớn từ đông sang tây, dài 15 km, chỗ rộng

nhất là 9 km, chỗ hẹp nhất khoảng một km. Với diện tích 51,52 km2, đảo
Côn Lôn chiếm gần 2/3 tổng diện tích quần đảo. Trên đảo có thị trấn Côn
Đảo nằm ở tọa độ 8°40’57” vĩ độ bắc, l06°36’l0” kinh độ đông. Nói đến
quần đảo Côn Lôn là nói đến hòn đảo này, vì đời sống kinh tế - chính trị và
xã hội của cả quần đảo tập trung ở đây. Từ khi Pháp thiết lập nhà tù, Côn
Đảo không còn dân thường. Không kể tù nhân, bộ máy cai trị (kể cả gia
quyến họ) trước Cách mạng tháng Tám (1945) không đến 500 người.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.