LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 10

Hòn Bà tiếp giáp với hòn Côn Lôn về phía Tây - Nam, hai đảo chỉ cách

nhau bằng khe nước Họng Đầm không quá’ 20m. Giữa hai đảo này là Vũng
Đầm, còn gọi là vịnh Tây - Nam, giống hình cái quạt mở về hướng tây bắc.
Vũng Đầm sâu lại ở vào nơi khuất gió, thuận tiện cho việc xây dựng một
bến cảng tốt.

Hòn Bảy Cạnh nằm trước mặt thị trấn Côn Lôn, trên đó có ngọn Hải

Đăng Côn Đảo, rọi đường cho tàu bè quốc tế đi lại.

Hòn Bông Lan nằm sát Hòn Bảy Cạnh là, từ xa trông giống như nứa

chiếc bánh bông lan.

Hòn Cau cách Côn Lôn chừng 12 km về hướng Đông - Bắc, nơi chim

yến hay làm tổ. Dưới thời phong kiến, người dân ở đây phải thu lượm tổ
yến (yến sào) để dâng nộp cho triều đình. Đất đai Hòn Cau phì nhiêu, cây
cỏ tươi tốt. Xưa kia ở đây có loại cau quả to, vỏ hồng, vị ngon, người Gia
Định rất ưa chuộng, mua với giá cao (Gia Định thông chí).

Hòn Tài Nhỏ, Hòn Tài Lớn, Hòn Trác Nhỏ, Hòn Trác Lớn, họp thành

một chuỗi đảo nhỏ nối tiếp. Hòn Bảy Cạnh, kéo dài từ đông bắc xuống tây
nam, che chắn cho đảo Côn Lôn.

Hòn Trọc, còn gọi là Hòn Trai vì ở đó có nhiều trai ốc biển. Hòn Tre

Lớn, Hòn Tre Nhỏ tiếp nối nhau che chắn phía tây và tây bắc đảo Côn Lôn.

Hòn Trứng, còn gọi là Hòn Đá Bạc nằm xa đảo Côn Lôn về hướng Đông

- Bắc. ở đây không có cây cối nhưng lại là nơi trú chân, làm tổ, đẻ trứng
của các loài chim biển, biến đảo này thành một trong những “sân chim” của
miền Nam nước ta.

Hòn Vung trông giống như chiếc vung nồi úp chụp xuống mặt biển xanh,

là một hòn đảo nhỏ ở phía Tây - Nam quần đảo.

Từ năm 1995, Nhà nước ta giao cho huyện Côn Đảo được quản lý thêm

2 hòn đảo mang tên Hòn Anh và Hòn Em ( Hòn Trứng lớn và Hòn Trứng
nhỏ ) cách trung tâm thị trấn Côn Đảo 27 hải lý về phía Tây (chếch Nam
50).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.