định tước danh hiệu Bảo hộ của Risa, chấm dứt giai đoạn thống trị độc tài
do Crômoen thiết lập. Thời kỳ cách mạng hoàn toàn chấm dứt.
IV - SỰ PHỤC HỒI VƯƠNG TRIỀU SCHIUA
VÀ CUỘC CHÍNH BIẾN 1688
1. Sự phục hồi triều đại Schiua và chính sách phản động của nó
Trong thời kỳ Risa thống trị, mối mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt.
Đồng thời, nội bộ quân đội xẩy ra bất hòa. Bọn đại tư sản và quý tộc mới
có khuynh hướng bảo hoàng, muốn phục hồi chế độ quân chủ để bảo vệ tài
sản. Tướng Môncơ, đại diện cho khuynh hướng đó là tư lệnh quân đội Anh
ở Xcốtlen quyết định tiến quân về Luân Đôn nhằm ủng hộ phái tư sản bảo
hoàng. Môncơ phục hồi chế độ hai viện như hồi trước cách mạng, đại đa số
nghị viện là các phần tử phái hữu. Đồng thời họ quyết định phục hồi chế độ
quân chủ và cử Môncơ đi thương lượng với Sáclơ II (con Sáclơ I) đang lưu
vong ở nước ngoài.
Năm 1660, Sáclơ II về nước, lên ngôi vua, Sáclơ II hứa sẽ “tha thứ”
cho những người tham gia cách mạng và giữ nguyên đất đai của bọn quý
tộc mới chiếm được. Nhưng sau khi củng cố chính quyền, Sáclơ II liền nuốt
trôi lời hứa, tiến hành khủng bố những người tham gia cách mạng, thậm chí
quật mả của Crômoen và những người lãnh đạo khác. Năm 1685, Sáclơ II
chết, em là Jêm II lên nối ngôi, nhưng chỉ cai trị được ba năm, vẫn tiếp tục
dùng thủ đoạn trả thù đối với những địch thủ ở nghị viện và bí mật nhận
viện trợ của vua Pháp. Jêm II quyết định trao các trọng trách cho những
người theo đạo Cơ đốc và do đó, những người bảo hoàng có tư tưởng quân
chủ chuyên chế chiếm một địa vị quan trọng. Chính sách đó, dẫn tới nguy
cơ phục hồi chế độ phong kiến, đe dọa số phận của giai cấp tư sản và quý
tộc mới. Điều mà giai cấp tư sản và quý tộc mới mong muốn là một chính
quyền quân chủ mạnh mẽ đảm bảo cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Thực tế hoạt động của vương triều Schiua chứng tỏ rằng các vua chúa