Chương II - CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP Ở ANH THẾ KỶ XVIII
Sau cuộc cách mạng tư sản giữa thế kỷ XVII, nước Anh đã
có những chuyển biến căn bản về mặt chính trị và kinh tế. Trong
suốt thế kỷ XVIII và 30 năm đầu thế kỷ XIX, ở Anh đã diễn ra một
quá trình cách mạng, tuy không sôi nổi như những ngày nội
chiến, nhưng đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát triển sản
xuất. Đó là cuộc cách mạng công nghiệp tư bản chủ nghĩa đầu
tiên trong lịch sử.
I - CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ Ở ANH SAU CÁCH
MẠNG
Cuộc cách mạng tư sản Anh giữa thế kỷ XVII đã đem lại thắng lợi cho
liên minh tư sản và quý tộc mới. Chính biến 1688-1689 càng củng cố
quyền thống trị của những giai cấp mới và thiết lập nên một nhà nước quân
chủ lập hiến. Vua là người đứng đầu nước nhưng không điều khiển công
việc quốc gia. Tổ chức có quyền hành thực tế là nghị viện và trong đó,
quyền thống trị thuộc về đảng nào chiếm được đa số ghế.
Thượng viện ở trong tay bọn đại quý tộc mới có uy lực hơn hạ viện do
dân cử ra. Cuộc bầu cử hạ nghị viện cũng tiến hành theo những quy tắc rất
hạn chế, trong số 7 triệu dân Anh, chỉ 25 vạn người có quyền tuyển cử. Gần
một nửa số nghị viên ở hạ nghị viện là những người được bầu ra từ những
“thị trấn hoang tàn”. Đó là những vùng rất ít dân cư, thường bầu cử theo ý
muốn của chúa đất. Khi mảnh đất được bán đi thì người chủ mới được thay