c) Chính sách thống trị của Anh và sự hình thành dân tộc tư sản Bắc
Mỹ
Về tổ chức chính trị, thực dân Anh chia các thuộc địa Bắc Mỹ thành
hai loại. Những bang được hưởng đặc quyền của nhà vua như: Mêrilen,
Rốtailen, Connêchticớt, Penxinvania, Đơlaoa là những bang tự trị. Ở các
bang khác, nhà vua và chính phủ Anh trực tiếp cử các thống đốc cai trị.
13 bang thuộc địa không có luật pháp riêng mà phải tuân theo luật
pháp Anh. Đại diện của nhà vua nắm quyền chỉ huy quân đội, hải quân,
chọn nhân viên hành chính. Việc bầu cử chỉ hạn chế trong tầng lớp quý tộc
giàu có chiếm từ 2 đến 9% dân cư. Những người nô lệ, người da đỏ đều
không có quyền công dân. Quyền tự do dân chủ của dân tự do, công nhân
và ngay cả các “phácmơ” cũng rất hạn chế.
Cư dân Bắc Mỹ là dân di thực, vốn thích sống tự do ở những vùng đất
hoang. Họ không có thói quen kính trọng nhà vua. Họ không có quyền cử
đại biểu trong nghị viện Anh nên họ cũng cho rằng mình không có nghĩa vụ
nộp thuế. Trong lúc đó, từ sau năm 1763, chính phủ Anh lại tăng thêm các
yêu sách về tài chính, tập trung vào việc thu thuế. Bọn thống đốc, bọn chúa
đất thực dân chuyên chế độc đoán là lực lượng bảo thủ phản động chống lại
dân chủ tự do. Nhưng một bộ phận chủ đồn điền, các nhà kinh doanh, trí
thức tư sản vì quyền lợi của mình cũng có xu hướng dân chủ. Thành phần
cư dân thuộc địa vào thế kỷ XVIII cũng gia tăng những yếu tố mới. Cùng
với người Anh có người Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Ailen. Những nguồn gốc
khác nhau làm cho họ không thể nào quen với trật tự của Anh. Họ quần tụ
với nhau và tạo nên một cộng đồng mới, dần dần dùng ngôn ngữ chung là
tiếng Anh. Ngay cả người gốc Anh sinh sống ở Bắc Mỹ cũng nảy sinh mối
mâu thuẫn đòi tách khỏi chính quốc.
Yếu tố quyết định sự hình thành dân tộc ở Bắc Mỹ chính là nền kinh tế
phát triển toàn diện đã dẫn tới khả năng tự chủ. Thị trường dân tộc dần dần
hình thành. Sự trao đổi giữa các thuộc địa đòi hỏi sự thống nhất giá cả, luật
lệ và thuế khóa. Việc phát triển giao thông đường sá, bưu điện làm cho 13