bang thuộc địa gắn bó với nhau hơn. Sự gần gũi về quyền lợi và sự phát
triển cùng trên một dải đất đã khiến cho những biến động xã hội, chính trị
đều tác động đến nhau. Cư dân thuộc địa đã bắt đầu hình thành ý thức về
vùng lãnh thổ riêng. Phong trào của Bêcơn ở Viếcginia năm 1676 đã được
sự ủng hộ của Carôlinna Bắc. Cuộc đấu tranh của các “phácmơ” ở
Carôlinna Bắc được sự tiếp sức của nhân dân vùng Niu Inglân.
Sự phát triển kinh tế, xã hội đã thúc đẩy nền văn hóa ở Bắc Mỹ phát
triển. Các trường học, báo chí, văn nghệ, triết học đều phát triển, tạo nên
một nền văn hóa Mỹ tách dần với chính quốc. Tâm lý Mỹ được hình thành
trong quá trình sinh tụ trên vùng đất mới giữa người Anh, Pháp, Đức, Hà
Lan v.v…
Như vậy, sau một thời gian dài di thực, những người dân Bắc Mỹ có
nguồn gốc nhiều quốc tịch khác nhau đã trở thành một khối cộng đồng ổn
định, thành lập trong quá trình lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng
nói, về lãnh thổ, về sinh hoạt kinh tế và cấu tạo tâm lý biểu hiện trong cộng
đồng văn hóa. Như vậy là một dân tộc đã được hình thành ở Bắc Mỹ với
những điều kiện vững chắc của nó. Cuộc đấu tranh giành thắng lợi cho một
quan hệ xã hội mới là điều không thể tránh khỏi. Trong cuộc đấu tranh này,
lực lượng quần chúng nông dân, thợ thủ công, nô lệ trở thành lực lượng
chính, giai cấp tư sản dân chủ là bộ phận lãnh đạo phong trào đấu tranh.
d) Mâu thuẫn dẫn lới chiến tranh
Sự lớn mạnh về kinh tế và tiềm năng phát triển dồi dào về mọi mặt
làm cho Bắc Mỹ ngày càng mâu thuẫn sâu sắc với chính quốc. Chế độ nô lệ
da đen, da trắng và sự bóc lột lao động trở thành lực cản sự phát triển xã
hội. Nhân dân đấu tranh đòi giải phóng, đòi tự do phát triển kinh tế và văn
hóa. Nhưng nước Anh không muốn mất những nguồn lợi đã từng khống
chế, muốn Bắc Mỹ luôn là thuộc địa của mình. Tầng lớp tư sản, chủ đồn
điền và tiểu tư sản ở Bắc Mỹ trở thành lực lượng tham gia lãnh đạo cuộc
chiến tranh giành độc lập.