thuế tem bị phá hủy. Bôxtơn là thủ phủ của Masaxuxét phát đi tín hiệu đấu
tranh. Phong trào dấy lên khắp đất nước.
Căn cứ theo đề nghị của bang Masaxuxét, đại hội bàn về thuế tem của
các thuộc địa được triệu tập ở Niu Oóc ngày 7-10-1765. Đại hội gồm đại
biểu 9 bang về dự và quyết nghị không nộp các thứ thuế do Quốc hội Anh
quyết định. Đó là sự phản kháng nhằm đòi quyền tự quyết về kinh tế. Cuộc
đấu tranh làm cho chính quyền Anh phải bãi bỏ thuế tem, song lại thay
bằng thứ thuế khác. Năm 1767 Anh lại ban hành luật về thuế chè và các thứ
thuế khác. Nhưng nhân dân thuộc địa phản đối quyết liệt, chính phủ Anh
chỉ còn giữ lại thuế chè.
Trong cuộc đấu tranh của nhân dân, khẩu hiệu: “Tự do và tư hữu”,
“Thống nhất hoàn toàn hay là chết.” thành ngọn cờ tập hợp lực lượng.
Những hội kín ra đời liên kết lực lượng và thống nhất tư tưởng. Tổ chức có
tính chất tiến bộ lúc bấy giờ là “Hội những người con tự do” (Sons of
Liberty). Nhiệm vụ của Hội là đấu tranh chống ách áp bức của nhà vua và
Quốc hội Anh, phản ánh yêu cầu thống nhất của quần chúng nhân dân
trong cuộc đấu tranh. Chính vì vậy, thành phần tham gia tổ chức khá rộng
rãi. Giai cấp tư sản, tiểu tư sản, công nhân, thợ thủ công, người đánh cá, trí
thức tiểu tư sản đều gia nhập Hội. Tiêu biểu cho tư tưởng tự do là Tômát
Ghépphécsơn (1743-1826).
“Những người con tự do” lấy tư tưởng của Lôcke và của Giôn Minton
(J. Locke, John Milton) về quan niệm một nhà nước tư sản làm mục tiêu
đấu tranh. Tác phẩm của Lôcke “Tiểu luận về chính quyền dân sự” xuất
bản năm 1690 đã cung cấp cho cuộc đấu tranh giành độc lập Bắc Mỹ một
nội dung lý thuyết về nhà nước tư sản. Đó chính là tư tưởng cách mạng tư
sản Anh lan sang Mỹ, được chấp nhận và được áp dụng trong thực tiễn. Nó
nêu lên nhiệm vụ của nhà nước là bảo vệ tính mạng, tự do và tài sản của
nhân dân. Quyền lực chính trị là của dân và dân ủy thác quyền lực đó cho
chính phủ. Chính phủ chỉ là đại diện của dân, vì thế có bổn phận thực thi
quyền hành do nhân dân giao phó. Nhưng nếu chính phủ vi phạm quyền