“tự nhiên” của công dân thì công dân có quyền và trách nhiệm phải lật đổ
chính phủ.
Những phần tử tư sản, địa chủ có quyền lợi kinh tế mâu thuẫn với
chính quốc đã hình thành tư tưởng đối lập chính quyền Anh. Đại diện cho
tầng lớp này là Oasinhtơn (Washington, 1732-1799). Bản thân ông là một
chủ đồn điền - chủ nô giầu có ở Viêcginia.
Từ năm 1767 các loại thuế chè, rượu, hoa quả v.v… ngày càng cao.
Việc kiểm soát tàu buôn ngặt nghèo và việc tăng cường quân đồn trú khống
chế thuộc địa một cách gắt gao đã đẩy nhanh quá trình cách mạng hóa quần
chúng thuộc địa.
Sự kiện chè Bôxtơn bùng lên thành ngọn lửa trực tiếp của cuộc chiến
tranh giành độc lập Bắc Mỹ mà thực chất là cuộc cách mạng tư sản dân
chủ, một cuộc cách mạng mang tính chất đấu tranh cho tự do.
II - QUÁ TRÌNH CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC
LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ
VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA NƯỚC Mỹ
1. Giai đoạn 1 của cuộc chiến tranh
a) Sự kiện chè Bôxtơn và Hội nghị lục địa lần thứ I (1774)
Sự kiện chè Bôxtơn tháng 12 năm 1773 đánh dấu một bước chuyển
biến mới của tình hình. Chè Anh nhập vào Mỹ giá hạ, bị người Mỹ tẩy
chay vì ý thức bảo vệ quyền tự do độc lập. Thương nhân Bắc Mỹ không
những bị những điều kiện khắc nghiệt về thuế má mà còn không có quyền
tự do chuyên chở và kinh doanh, nên họ đã dựa vào phong trào nhân dân để
đấu tranh.
Tháng 12-1773, khi 3 chiếc tàu chở chè neo tại bến, thực dân Anh dỡ
hàng nhưng bị nhân dân chống lại. Đêm 16 tháng 12 năm 1773, một nhóm