Tuy nhiên, Tuyên ngôn cũng không tránh khỏi tính hạn chế. Tuyên
ngôn không có điều khoản thủ tiêu chế độ nô lệ, không nghiêm cấm việc
buôn bán nô lệ, vì các chủ nô bang Carôlinna nam, Gioócgia và thương gia
buôn bán nô lệ ở miền Bắc phản đối. Mặc dù vậy, bản Tuyên ngôn độc lập
của Hợp chúng quốc ra đời là một tiến bộ lớn lao, ghi nhận những mong
muốn dân chủ của quần chúng.
Ngày 7-10-1776 Hội nghị thông qua bản các điều khoản của liên bang.
Đây chưa phải là bản Hiến pháp nhưng nó nêu lên tính tự trị của các bang
trong cộng đồng chính phủ chung. Đó là cái nền chung cho việc xây dựng
mối quan hệ khu vực và trung ương trong 13 bang thuộc địa cũ. Vấn đề bức
thiết lúc bấy giờ là chiến tranh và chiến thắng.
d) Thắng lợi bước đầu của cách mạng
Cuộc đấu tranh của nhân dân Mỹ gặp nhiều điều bất lợi: quân đội
trang bị thô sơ, thiếu lực lượng hải quân. Người chỉ huy chưa được đào tạo.
Tuy nhiên đứng về nhân dân Mỹ thì đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa
được nhân dân ủng hộ lại tiến hành trên đất Mỹ. Nó huy động mọi tầng lớp
nhân dân, có đến hàng ngàn nô lệ da đen tham gia chiến tranh và đã chiến
đấu rất anh dũng. Cuộc chiến đấu ở bang Niu Oóc đã có hàng ngàn người
da đen hy sinh. Quân khởi nghĩa đã sử dụng chiến thuật chiến tranh du
kích. Tuy vậy, quân khởi nghĩa lúc này số lượng quá ít, trang bị lại quá
nghèo nàn, nên đến mùa đông 1776 quân chủ lực nghĩa quân trong tay
Oasinhtơn chỉ còn không quá 3.000 người.
Ngày 10-5-1776 một đội quân khởi nghĩa đã chiếm Ticondêrôga, tịch
thu được một kho vũ khí có cả trọng pháo. Ngày 17-6-1775, quân Anh đánh
bại nghĩa quân ở Băncơ Hin, gần Bôxtơn, nhưng quân Anh đã phải trả một
giá rất đắt. Cũng trong năm 1775, quân đội cách mạng của Oasinhtơn bị
quân Anh đánh bật khỏi Long Ailan và Manháttan, phải rút về Niu Giớcxi.
Mùa xuân năm 1777, Oasinhtơn bị thất bại ở Giécmantao. Quăn Anh
định mở cuộc tấn công lớn bao vây quét sạch nghĩa quân của Oasinhtơn,