Yoóctao. 8.000 quân của Coócoalit đồn trú trên bờ sông Yoóc đã bị hạm đội
của quân Pháp chặn đường rút và bị quân của Oasinhtơn và Rôsămbô bao
vây. Không thể kháng cự và hết đường tháo chạy, Coócoalit cùng 8.000
quân phải đầu hàng ngày 19-10-1781.
Chiến thắng Yoóctao đã đánh tan hy vọng cuối cùng của thực dân
Anh, đồng thời, cổ vũ nghĩa quân và nhân dân Bắc Mỹ một cách mạnh mẽ.
Phong trào phản chiến trong quần chúng nhân dân ở chính quốc cũng phát
triển mạnh.
Chiến tranh còn kéo dài thêm một thời gian nữa nhưng nhìn chung kết
cục đã khá rõ. Thủ tướng Anh mới lên là Rốckinhham đã nhận đàm phán
với Bắc Mỹ. Đại biểu Bắc Mỹ gồm Bengiamin Phlanklin, Giôn Ađam và
Giôngiay. Hội nghị được tiến hành bí mật vì Bắc Mỹ không muốn công
khai phạm lời cam kết với Pháp là không ký một thỏa ước với kẻ thù chung
nếu không có sự thỏa thuận của đồng minh. Thực ra Bắc Mỹ cũng nghi ngờ
Pháp, cho rằng họ ngăn trở việc mở rộng phạm vi sang miền châu thổ sông
Mitxixipi và ưu đãi quyền lợi cho Tây Ban Nha, ảnh hưởng đến Bắc Mỹ.
Hiệp Ước Vécxai đã ký ngày 3-9-1783. Theo điều khoản của hiệp ước,
nước Anh thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa ở Bắc Mỹ, giao cho Hoa
Kỳ cả miền Tây Mitxixipi rộng lớn. Anh trả cho Tây Ban Nha Phloriđa.
Hiệp ước Vécxai đánh dấu thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập
tự do của nhân dân Bắc Mỹ. Nó tuyên bố sự thắng lợi của một cuộc cách
mạng mở đường cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. Một
quốc gia mới ở Bắc Mỹ ra đời, đó là Hợp chúng quốc Mỹ (United States
America) mà ta thường gọi là nước Mỹ hoặc Hoa Kỳ.
III - NƯỚC MỸSAU KHI ĐỘC LẬP
1. Hậu quả của chiến tranh
Cuộc chiến tranh đã để lại một hậu quả to lớn. Nước cộng hòa vừa
mới ra đời phải đương đầu với những thử thách lớn về kinh tế, chính trị và