xã hội. Chính quyền hoàn toàn nằm trong tay giai cấp tư sản, thương gia,
chủ nô, chủ đồn điền. Nhân dân lao động là người chịu đựng hy sinh trong
chiến tranh lại đồng thời là người phải gánh nặng tai họa sau chiến tranh.
Số nợ của liên bang lên tới 56 triệu đôla và nợ của các tiểu bang tới 18
triệu. Nền kinh tế sau chiến tranh không ổn định, nạn lạm phát gây rối loạn
thị trường. Thuế má tăng, hàng ngàn người thất nghiệp, cuộc sống không
được bảo đảm.
Trong những năm 80 thế kỷ XVIII, các cuộc nổi dậy ngày càng nhiều
hơn. Binh lính cũng nổi dậy chống lại bọn chỉ huy và chính quyền. Họ đòi
bọn sĩ quan phải tôn trọng và phải đáp ứng đòi hỏi quyền lợi của họ. Phong
trào đấu tranh của các trại chủ cũng gia tăng vì bị phá sản trước sự phá giá
của đồng tiền, không có cách gì kinh doanh và bảo đảm thuế má.
Năm 1786, một “phácmơ” nghèo đã từng phục vụ trong quân đội là
Đanien Sêxơ (17471825) đã tập hợp được 2.000 người chống lại chính
quyền ở bang Masaxuxét. Họ tấn công công binh xưởng ở Spơringphin,
nhưng bị thất bại. Đông đảo nông dân ở Niu Inglân và Niu Hămoai nổi dậy
hưởng ứng. Phong trào kéo dài từ mùa hạ năm 1786 đến mùa xuân năm
1787 với chủ trương: phân chia ruộng đất công bằng, xóa bỏ nợ nần, xét xử
công minh. Nguyên tắc đề ra của họ là: thắng lợi nhờ công sức của mọi
người thì quyền sở hữu đất đai phải thuộc về tất cả.
Cuộc khởi nghĩa lan rộng sang các bang. Hàng vạn quần chúng đứng
lên đòi quyền dân chủ. Nhưng chính quyền tư sản đã huy động lực lượng
quân đội đàn áp. Đanien Sêxơ cùng 13 chiến hữu bị bắt và bị đi đày.
Cuộc đấu tranh giành đất đai trở thành nội dung cụ thể trong tiến trình
cách mạng. Cách mạng tuyên bố thủ tiêu các hình thức chiếm hữu phong
kiến và tước danh quý tộc; bãi bỏ chế độ lĩnh canh cha truyền con nối. Đến
năm 1791 bỏ quyền thế tập con trưởng.
Nhưng vấn đề đặt ra là việc mở rộng vùng đất miền Tây, mở mang con
đường lập trang trại của các trại chủ, xóa bỏ luật cấm di thực của nhà vua.
Trong thời gian 6 năm chiến tranh đã có tới 25.000 dân kéo đi lập nghiệp ở