Cũng vào năm 1816, Bôliva chuẩn bị lực lượng từ nước ngoài trở về
tấn công quân Tây Ban Nha ở Vênêxuêla. Tháng 1 năm 1817, Bôliva được
sự giúp đỡ của nước Cộng hòa Haiti đem quân đổ bộ vào Vênêxuêla. Cánh
quân của ông đã phối hợp và sáp nhập với các đội du kích hoạt động ở
trong nước, tấn công thắng lợi và giải phóng một số khu vực ở lưu vực
sông Ồrinôcô. Thành phố Angotuva trở thành thủ đô lâm thời của quân
khởi nghĩa. Nghĩa quân dưới ngọn cờ giải phóng của Bôliva là những chiến
sĩ dũng cảm, có tinh thần chiến đấu cao và có kỷ luật. Ngay từ những ngày
đầu, Bôliva đề ra khẩu hiệu giải phóng những người nô lệ da đen, da đỏ,
kêu gọi họ gia nhập lực lượng vũ trang cách mạng do ông chỉ huy và tuyên
bố sau khi chiến tranh kết thúc sẽ được chia ruộng, nêu lên những biện
pháp cải cách khác do ông tiến hành. Chính vì biết dựa vào đông đảo quần
chúng nông dân và được nhân dân ủng hộ, quân đội của ông ngày càng
mạnh và đã chiến thắng kẻ thù lớn hơn. Ngoài ra, quân đội của Bôliva còn
có cả mấy ngàn người Anh, Áinhĩlan, Đức, Pháp và nhiều quân tình nguyện
của các nước khác tham gia. Năm 1819, một đại hội được triệu tập ở
Angôtuva và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Côlômbia, gồm có
Vênêxuêla, Tân Granada và tỉnh Kitô (Êcuađo ngày nay). Đứng đầu nước
Cộng hòa mới là Simon Bôliva. Dưới sự chỉ huy của ông, nghĩa quân đã
đánh thắng quân Tây Ban Nha nhiều trận quyết liệt ở Vênêxuêla và Tân
Granada. Mùa hè năm 1822, quân đội Côlômbia tổ chức một cuộc hành
quân rất táo bạo, tiến quân vào chiếm Kitô. Như vậy, toàn bộ lãnh thổ nước
Cộng hòa Colombia được giải phóng khỏi ách thống trị của bọn thực dân
Tây Ban Nha.
Ở Mêhicô ngay khi các lực lượng chủ yếu của phong trào giải phóng
bị đánh tan, cuộc chiến tranh du kích vẫn tiếp diễn. Đa số địa chủ vẫn dựa
vào bọn thực dân. Nhưng cuộc cách mạng năm 1820 ở Tây Ban Nha đã làm
cho bọn đại địa chủ và bọn giáo sĩ cao cấp hoảng sợ nên bắt đầu đòi tách
Mêhicô ra khỏi Tây Ban Nha. Chúng lo ngại trước việc phục hồi hiến pháp
tự do Tây Ban Nha năm 1812 và trước những biện pháp phản phong và
phản giáo hội tiến hành ở chính quốc. Người cầm đầu phong trào đòi tách