Tuy Bankei Yôtaku (Bàn Khuê) là người "vô sư độc ngộ" nhưng
tương truyền vì không có vị thầy người Nhật nào chứng minh cho nên
ông phải nhờ đến Đạo Giả (Dosha). Bankei chủ trương fushôzen (bất
sinh thiền)
, chỉ dạy giáo đồ bằng một thứ tiếng Nhật dễ hiểu cho
nên có uy lực cảm hóa được đám đông. Khi giảng pháp, ông loại bỏ từ
ngữ chuyên môn, chỉ dùng ngôn ngữ bình dị và đưa ra nhiều ví dụ cụ
thể để trình bày cốt lõi của tư tưởng thiền gia. Kể từ khi Thiền du nhập
vào Nhật Bản cho đến nay, những hiểu biết về thiền phải dựa vào sự
giải thích các công án hiểm hóc hay các điển tịch viết bằng chữ Hán
rất khó hiểu. Lối thiền của Bankei giúp cho người đi tu khắc phục
những khó khăn đó.
*Thiền sư Bankei Yôtaku (Bàn Khuê Vĩnh Trác, 1622-1693).
Dạy thiền với ngôn ngữ đời thường.
Ông người vùng Harima (gần Kobe bây giờ), con một y sĩ. Năm
lên 11 tuổi, cha mất, 17 tuổi vào chùa Akkô Tsuiôji (Xích Huệ Tùy Âu
Tự) theo học với Unpo Zenshô (Vân Phủ Toàn Tường, 1568-1653). Vì
mang mối nghi ngờ khi đọc đoạn văn có viết "Đại học tại minh minh
đức" (cái học lớn nằm ở chỗ làm sáng cái đức sáng) trong sách Đại
Học, năm 20 tuổi, mới bỏ chùa ra đi, tu theo lối khổ hạnh. Đến năm 24
tuổi, ông trở về với Unpo, đóng cửa tu luyện và khai ngộ. Mới đề
xướng fushôzen (bất sinh thiền), xem "tất cả mọi vật đều chưa hề sinh
ra mà đâu vẫn ra đấy". Năm 1651, ông đến Nagasaki, hỏi đạo thiền sư
người Minh là Đạo Giả Siêu Nguyên (Dôsha Chôgen), được ông ấy
chứng minh. Sau khi cư ngụ ở Yoshino (Nara) và Okayama, ông lại đi
Nagasaki tìm Đạo Giả, rồi sống rày đây mai đó từ Kaga (tỉnh
Ishikawa), Edo đến Iyo (tỉnh Ehime) rồi về quê hương. Năm 1657,
nhận ấn khả của Bokuô Sogyuu (Mục Ông Tổ Ngưu, ? -1694) và đến
1659 thì trở thành trụ trì Myôshinji. Năm 1611, lập ra Ryuumonji
(Long Môn Tự) ở quê nhà rồi năm 1669, lập thêm Nyôhôji (Như Pháp
Tự) ở Iyo. Năm 1672, trở về trụ trì Myôshinji, được triều đình ban
tặng áo tía. Năm 1678, lập ra chùa Kôrinji (Quang Lâm Tự) ở Edo và