2) (Truyện) Pháp Hoa Kinh Danh Tướng do Ngưu Đầu Pháp
Dung soạn.
3) (Truyện) Tuyệt Quán Luận do Ngưu Đầu Pháp Dung soạn.
4) Đao Đề Ca không rõ ai soạn.
Cũng trong Esshu-roku - như sẽ trình bày dưới đây - còn thấy cả
kinh sách xem như không thuộc Ngưu Đầu Tông, nên khó lòng quả
quyết rằng ông chỉ nhận ảnh hưởng giáo lý ở mỗi tông Ngưu Đầu:
5) (Truyện) Quán Tâm Luận do Thần Tú soạn (Bắc Tông).
6) Tào Khê Đại Sư Truyện không rõ ai soạn (Nam Tông)
7) Tây Quốc Phật Tổ Đại Đại Tương Thừa Truyền Pháp Ký
(Nam Tông).
8) Đạt Ma Hệ Đồ không rõ ai soạn (Nam Tông).
9) (Truyện) Phó Đại Sư Hoàn Thi Thập Nhị Thủ do Phó Hấp
soạn (không rõ tông phái).
10) (Truyện) Song Lâm Đại Sĩ Tập do Phó Hấp soạn (không rõ
tông phái)
Trong những tác phẩm này thì Vô Sinh Nghĩa đã từng được
Saichô dùng để dẫn chứng trong tác phẩm của ông. Ông cũng đã nhắc
tới cả văn kiện gọi là "phó pháp giản tử" dùng để truyền thừa đạo
thống, các bia văn liên quan đến Đạt Ma, Huệ Khả và Đạo Tín nữa.
Sở dĩ Saichô thu thập sách vở nhà thiền nhiều đến như vậy có lẽ
vì ông coi, như chúng ta đã có lần bàn đến, Thiền Tông là một trong
bốn loại giáo lý có ảnh hưởng hổ tương mà người đi tu cần có. Ông
gọi là "tứ chủng tương thừa". Nhưng thử hỏi tại sao Thiền lại quan
trọng đối với ông như thế? Có thể giải thích rằng yếu tố Như Lai Tạng
tức Phật tính hàm chứa ở trong Thiền có liên quan đến tư tưởng "nhất
tâm thừa" của kinh Pháp Hoa va "nhất tâm giới" của kinh Phạm Võng,
là hai yếu tố tạo nên cơ sở chủ trương của Saichô. Đó là tư tưởng gắn
bó trực tiếp với sự thiết lập một giới đàn Đại Thừa, mục đích mà ông
suốt đời đeo đuổi.
Tinh thần của Saichô đã được thừa kế đến mức độ nào hãy còn là
một câu hỏi nhưng ta có thể suy luận một cách dễ dàng rằng cách