LỊCH SỬ THIỀN TÔNG NHẬT BẢN - Trang 17

Saichô đánh giá vị trí của Thiền Tông có ảnh hưởng đến việc các tăng
sĩ Nhật Bản, đa số là người phái Thiên Thai, sau khi du học bên nhà
Đường, sẽ mang những sách vở gì về nước. Cần phải nói thêm là từ
thời Kamakura (1185-1333) trở đi, trong đám tăng lữ truyền bá Thiền
Trung Quốc ở Nhật, con số những kẻ đã từng theo học tông Thiên
Thai không phải là ít.

*Nhập Đường Bát Gia và những văn kiện họ mang về.
Tình trạng du nhập kinh sách Thiền Tông kể từ sau thời Saichô

bởi nhóm tăng lữ Thiên Thai và Chân Ngôn có tên chung là "nhập
Đường bát gia" tức tám học tăng vào đất Đường, đã được biết đến nhờ
những thông tin chép trong Tương Lai Mục Lục tức mục lục thiền tịch
mang về nước (tương lai = mang về).Sau đây ta có thể đưa ra một số
tên, trong dấu ngoặc là tên người đã mang những kinh điển ấy về.

Trước tiên là những cuốn liên quan đến Hà Trạch Tông:
1) Bồ Đề Đạt Ma Nam Tông Định Thị Phi Luận, Thần Hội soạn

(do Engyô = Viên Hành đem về).

2) Nam Dương Hòa Thượng Vấn Đáp Tạp Trưng Nghĩa, Thần

Hội soạn (Ennin = Viên Nhân, Enchin =Viên Trân đem về)

3) Hà Trạch Hòa Thượng Thiền Yếu, Thần Hội soạn ( Enchin)
4) (Truyện) Tào Khê Sơn Đệ Lục Tổ Huệ Năng Đại Sư Thuyết

Kiến Tính Đốn Giáo Trực Liễu Thành Phật Quyết Định Vô Nghi Pháp
Bảo Ký Đàn Kinh, Huệ Năng soạn, Pháp Hải tập hợp (Ennin,
Enchin).

5) (Truyện) Năng Đại Sư Kim Cương Bát Nhã Kinh Quyết, Huệ

Năng soạn (Enchin). (Đây không hiểu có phải là cuốn Kim Cương
Kinh Giải Nghĩa chăng?) .

6) Tây Quốc Phật Tổ Đại Đại Tương Thừa Truyền Pháp Ký,

không rõ soạn giả (Eun = Huệ Vận).

7) Đạt Ma Tông Hệ Đồ, không rõ soạn giả (Enchin) (Có phải đây

chính là Đạt Ma Hệ Đồ mà Saichô mang về nước không?).

Sau đến các tác phẩm liên quan sâu xa đến Hồng Châu Tông và

các hệ phái cùng một gốc với nó:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.